Thế là có người đề nghị chơi trò rư/ợu trôi dòng nước, gõ trống truyền hoa, ngâm thơ đối đáp.
Vừa dứt lời, tú bà vui mừng không thôi, sai người mang một đống bút mực tới, muốn đám tài tử này ban mực bảo lên tường Kim Ngọc Các, ngày sau đỗ đạt khoa cử, cũng coi là vinh quang của Kim Ngọc Các.
Đám tài tử chơi rất vui vẻ, nhưng cô nương lại không biết.
Khi đến lượt cô ấy, cô ấy vừa không thông luật vừa không biết đối đáp, lắp ba lắp bắp nửa ngày trời cũng không nói ra được gì, vất vả lắm mới nặn ra được câu thơ từng thuộc ngày trước, nhưng lại gặp ngay sự chế giễu của đám tài tử.
Nói gì thì hôm nay chúng ta chơi đang vui vẻ, sao đến lượt cô nương lại thành ra nhịp không đúng nhịp, luật không đúng luật, đối đáp không có, vần điệu cũng không có, văn không hợp cảnh, cảnh không hợp tình vậy?
Lời thì hay, câu thì đẹp, nhưng tám phần không phải do cô nương tự viết. Bây giờ đọc thuộc, thật sự khiến người ta cười mỉa mai.
Cái danh hoa khôi...
Mơ mộng viển vông!
Nói thẳng tới mức khiến cô nương đỏ mặt tía tai, tú bà cũng đôi chút mất mặt.
May thay trong đám tài tử vẫn có mấy người tốt bụng, ra lệnh cho mấy kẻ gây chuyện im miệng, chỉ nói rằng hôm nay chơi đùa thôi, cần gì để tâm đến những chi tiết vặt vãnh này. Sau đó, mấy người rư/ợu vào lời ra, bắt đầu tán gẫu, xóa nhòa đi cảnh gượng gạo ngắn ngủi đó.
Nhưng ngay sau khi bọn họ rời đi, tú bà liền lôi cô nương trở lại hậu viện.
Liên tục m/ắng đồ lỗ vốn, liên tiếp quát quát mất mặt x/ấu mặt, quát m/ắng xong vẫn chưa hả gi/ận, lại sai người trói cô nương lên cột, lấy roj tẩm nước muối ra sức quất đ/á/nh, đ/á/nh cho đến khi tiếng kêu c/ứu của cô nương càng lúc càng yếu ớt.
Tú bà vẫn chưa hả gi/ận, liên tục oán hờn hôm nay cô nương đã đ/ập biển hiệu của Kim Ngọc Các, sợ những ngày tháng sau đám tài tử này trở thành quan lão gia, sẽ không còn tới nơi này nữa.
Nếu không phải khi đang đ/á/nh có người tới nói chó xù yêu dấu của tú bà bỗng dưng không chịu ăn cơm, mà tú bà lại thương chó, thì làm gì bà ta lại dễ dàng tha cho cô nương như thế được?
Bình luận
Bình luận Facebook