14.
Sau khi thông báo cho giáo viên của tôi thì tôi thôi học ở trường quốc nữ.
Giáo viên Thái vô cùng kinh ngạc, ông ấy hết lời khuyên nhủ tôi.
“Bạn học Chu, thành tích học tập của em rất tốt, nếu bây giờ nghỉ học thì rất đáng tiếc.”
“Nếu gia đình em có khó khăn thì em có thể nói với thầy, thầy có thể làm chủ xin miễn học phí cho em, sau đó nhờ các giáo viên và bạn học quyên góp tiền giúp em.”
“Em không cần lo đâu, chỉ cần em muốn đi học thì chúng tôi tuyệt đối sẽ không để cho học sinh của mình thất học.”
Tôi vô cùng cảm kích giáo viên Thái: “Thầy à, em cảm ơn thầy, nhưng em có chuyện quan trọng phải làm, em phải phụ tâm ý của thầy rồi, em rất xin lỗi.”
Bàn tay ấm áp của ông ấy chạm nhẹ vào đỉnh đầu của tôi, giáo viên Thái thở dài: “Nếu em đã có chuyện cần làm thì cứ kiên định mà làm đi, chỉ cần không thẹn với lương tâm là được.”
Tôi trằm mặc nói: “Vâng thưa thầy.”
Cuối tháng năm, tôi bước lên tàu đi Mỹ.
Lúc này ở Thượng Hải dân tình đang phẫn nộ sục sôi, học sinh bãi khóa, thương nhân đình công, công nhân bãi công.
Họ dùng cách thức của riêng họ, vì tổ quốc đang yếu đuối mà làm thành xươ/ng sống chống đỡ quốc gia.
Tôi ở trên thuyền gặp được Mạnh Chí Chương và Kiều Tri Ngữ.
Họ đứng ở mạn thuyền, cúi đầu không biết đang suy nghĩ chuyện gì.
Tôi vô tình trò chuyện mấy câu cùng họ rồi quay về gian phòng của mình.
Từ Thượng Hải đến San Francisco của Mỹ phải đi ròng rã hai mươi lăm ngày, tôi sưu tập rất nhiều báo chí về nước Mỹ, còn đặc biệt tìm hai sinh viên đang chuẩn bị quay lại Mỹ du học để họ giúp tôi hiểu rõ ngọn ngành tình hình bên đó.
Lý tưởng thì rất màu mỡ nhưng hiện thực thì rất g/ầy gò.
Ở thời đại này, người nước chúng tôi sống ở Mỹ không bị khi dễ đã là chuyện khá tốt rồi, hai sinh viên này cũng học được phần lớn kiến thức về Mỹ qua báo chí.
Họ không có cách nào giải đáp câu hỏi của tôi, tôi cũng không biết trong thời gian ngắn như thế thì làm sao có thể tìm được một người Mỹ không bài xích người nước tôi trên tàu.
Ngay lúc tôi sốt ruột đến mức miệng cũng nổi nhiệt thì Kiều Tri Ngữ xuất hiện trước mặt tôi.
“Tôi nghe Trình Chí An nói cô đang cần một người lớn lên ở Mỹ để cố vấn cho cô, tôi có thể giúp cô, nhưng cô phải đồng ý một điều kiện của tôi.”
Tôi xoa mi tâm, cố gắng đ/è nén cảm giác không vui trong lòng: “Điều kiện gì?”
“Gia nhập hội Tân Dân Học của chúng tôi.”
Hội Tân Dân Học?
Tôi cảnh giác liếc nhìn cô ấy, cô ấy khẽ mỉm cười: “Tôi là thành viên của hội, chịu trách nhiệm chiêu sinh, nếu như cô gia nhập hội của chúng tôi thì tôi sẽ nói hết những gì tôi biết về nước Mỹ cho cô nghe, nói hết toàn bộ.”
Mối làm ăn này không thua lỗ, hơn nữa sau này đến Mỹ rồi tôi sẽ tìm một thành phố khác mà sinh sống, chắc hẳn cô ấy cũng không tìm được tôi.
Tôi giả vờ suy nghĩ rồi cuối cùng đồng ý với điều kiện của cô ấy.
“Được, tôi đồng ý gia nhập hội của các cô.”
Kiều Tri Ngữ cong môi cười: “Hoan nghênh sự gia nhập của cô.”
Bình luận
Bình luận Facebook