Ông nội vừa nói xong, kêu bà nội vào nhà lấy túi đồ được gói cẩn thận ra, sau đó xua xua tay, bảo bà ta về nhà trước: “Đây là pháp khí mà năm xưa mẹ của Ngọc Quyên giấu đi.”
Khi nhắc đến người này, hai người liền rơi vào im lặng.
Tôi áp sát đầu vào cánh cửa, nghe câu được câu không.
Ông đạo sĩ đưa tay nhận lấy, sau khi nhìn qua một lượt, liền đưa cậu nhóc cất vào: “Nếu năm xưa sư muội biết điều một chút, gả cho sư huynh, ít ra còn giữ được tính mạng.”
Ông nội không nói gì, chỉ ngước đầu lên uống thêm một ly.
Tim đ/ập như đ/á/nh trống, cuối cùng tôi cũng hiểu nghĩa câu này là như nào.
Từ cuộc trò chuyện của hai người, tôi cũng biết được sơ sơ nguyên nhân chuyện này rồi.
Ông nội, bà ngoại ruột và ông đạo sĩ này, thì ra là sư huynh muội với nhau.
Do bà ngoại ruột của tôi là người giỏi nhất, nên sư phụ của họ đã truyền lại tín vật cho bà ấy, và cũng định hôn ước cho bà và ông nội.
Sau này do xảy ra một chút chuyện, cả nước đả kích những chuyện m/ê t/ín d/ị đo/an này, hội quán cũng bị người ta đ/ập phá, ba người cũng vì vậy mà bị thất lạc.
Đợi đến khi ông nội tìm được thì bà ấy cũng kết hôn rồi, lại còn đang mang th/ai.
Sự đố kỵ th/ù h/ận khiến ông ta mất đi lý trí, ông ta dùng thuật che mắt, làm cho người dân trong thôn đều nghĩ bà ấy là tai họa, đã ch/ôn sống bà ấy.
Buổi tối lúc bà ngoại nuôi lén lút đi cúng thì nghe thấy tiếng động, đào m/ộ ra thì phát hiện mẹ tôi sắp bị ngạt ch*t liền c/ứu ra, và nhận nuôi mẹ tôi.
Thời gian thấp thoáng trôi qua, bà ấy phát hiện, bà ngoại ruột không có đi đầu th/ai mà đi theo mẹ tôi.
Mỗi lần mà mẹ tôi khóc, thì bà ấy sẽ xuất hiện bảo vệ mẹ tôi.
Không biết ông nội nghe được tin từ đâu, tìm đến mẹ tôi, và yêu cầu con trai của ông ta - người có số mệnh định sẵn là không có con trai, cưới mẹ tôi về.
Quả nhiên, vừa gả qua không bao lâu, mẹ tôi đã mang th/ai tôi.
Nếu không phải lần đó đột nhiên bà nội bị u/ng t/hư, nói không chừng đã có đứa cháu trai mà họ ngày đêm trông ngóng rồi.
Bình luận
Bình luận Facebook