Tôi nghiêm túc hứa với ông rồi lại lao đầu vào sách vở. Dường như mọi âm thanh bên ngoài đều bị tôi chặn lại. Trong đầu tôi chỉ còn lại: học, học nữa, học mãi. Tôi gần như rơi vào trạng thái cuồ/ng học. Bạn cùng phòng nói, ngay cả trong mơ tôi cũng nói tiếng Anh. Cứ thế, tôi cắn răng cố gắng thêm một năm nữa. Kỳ thi cuối năm lớp 11, cuối cùng tôi đã hoàn thành lời hứa với ông nội, giành vị trí đầu bảng.
30
Sự tiến bộ của tôi mọi người đều thấy rõ. Giáo viên chủ nhiệm rất kỳ vọng vào tôi, cô đặc biệt tìm đề thi thành phố để giúp tôi bổ sung kiến thức. Cô nói, nếu cố gắng thêm chút nữa, có thể đậu trường 985. Vì câu nói đó, tôi quyết tâm đ/á/nh cược. Năm lớp 12, tôi sống trong những bước chạy. Ăn cơm - chạy, đi vệ sinh - chạy. Ban ngày dành trọn cho lớp học. Đêm đến ký túc xá tắt đèn, tôi trốn vào nhà vệ sinh ôn bài. Mùi hôi ư? Bịt mũi lại là xong. Muỗi nhiều ư? Mấy vết đ/ốt chẳng ch*t người. Tôi như cỗ máy bất tận, vì bản thân, vì ông nội, không dám ngừng nghỉ.
Nửa đầu năm lớp 12, tôi vẫn giữ vững ngôi đầu trường. Giáo viên chủ nhiệm cho tôi làm thử đề thi thành phố, cô thở phào nhẹ nhõm: "Đậu 211 chắc chắn rồi, 985 còn hơi khó, còn phụ thuộc vào may rủi". Tôi hiểu ý cô. Nhưng muốn trời thương thì trước hết phải tận nhân lực. Tôi phải làm tốt nhất có thể.
Về nhà nghỉ đông, tôi chẳng dám lơ là. Như mọi khi, ngày ngày cặm cụi trong phòng giải đề. Thế nhưng, một vị khách không mời đã tìm đến.
31
Người đến là mẹ nuôi. Vừa bước vào cửa, bà ấy quỵch xuống đất: "Bác ơi, con hết đường sống rồi, xin trả Chiêu Đệ cho con!". Bà vừa khóc vừa kể lể thảm thiết. Qua những dòng nước mắt đ/ứt quãng, tôi hiểu ra sự tình.
Bố nuôi s/ay rư/ợu ngã xuống mương, liệt nửa người. Cả nhà giờ đ/è nặng lên vai mẹ nuôi. Ở huyện có người giới thiệu cho bà công việc rửa bát, nhưng hoàn cảnh bố nuôi khiến bà không thể đi làm. Vì thế bà muốn tôi về phụ giúp việc nhà, chăm sóc bố nuôi.
Tôi xoay cây bút trên tay: "Bắt cháu về chăm người bệ/nh... Thế con trai bà làm gì?". "Nó phải đi học chứ!" Mẹ nuôi buột miệng đáp như điều hiển nhiên. Luồng khí nghẹn ứ nơi ng/ực. Con trai bà cần học hành, còn tôi phải về làm trâu ngựa sao! Tôi tức đến mức không thốt nên lời.
Ông nội cũng gi/ận run người: "Tiểu Quỳ năm sau thi đại học rồi, bà còn chút lương tâm thì đừng làm phiền nó lúc này!". Mẹ nuôi sửng sốt, lại tiếp tục nức nở: "Con thật sự bế tắc rồi. Chiêu Đệ à, mẹ luôn coi con như ruột thịt, con không thể bỏ mặc gia đình ta lâm cảnh khốn cùng được". Vừa khóc, bà rút từ ng/ực ra một gói vải. Tôi mở ra xem: 89.3. Chẵn nguyên từng hào.
32
Tôi suýt bật cười vì bà. Hóa ra bao năm ông nội nuôi tôi chẳng tốn đồng nào. Tôi đúng là vô giá trị. Ông nội nổi trận lôi đình: "Cút đi! Ta không b/án cháu gái ta!". Ông quát lớn rồi đẩy mẹ nuôi ra cửa. Mẹ nuôi lại giở chiêu cũ, quỳ phịch xuống đất cúi đầu lia lịa.
Tôi lạnh lùng nhìn bà. Bố đẻ tôi hung hăng ng/u ngốc. Nhưng bà thì khác. Bà luôn giỏi đ/á/nh vào tình cảm.
"Được, cháu về với bà". Tôi chậm rãi nói. Mẹ nuôi ngẩng lên ngỡ ngàng, vội vàng đứng dậy định nắm tay tôi. Tôi gi/ật phắt tay lại: "Về nhà xong, giặt quần áo cháu sẽ vứt xuống sông. Cho lợn ăn, cháu sẽ trộn th/uốc chuột vào thức ăn. Chăm sóc bệ/nh nhân, cháu sẽ thả rắn lên giường. Bà còn muốn cháu về không?". Tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ nuôi.
Mẹ nuôi há hốc miệng, gương mặt đầy kinh ngạc: "Chiêu Đệ, sao con lại trở nên như thế này..."
33
Phải, từ khi nào tôi thay đổi nhỉ? Tôi bình thản nhìn bà. Những năm này, mẹ nuôi già đi nhiều. Nếp nhăn hằn sâu, tóc điểm hoa râm. Tôi mơ hồ nhớ, ngày xưa bà rất yêu làm đẹp. Bà thường búi tóc kiểu cách, thoa phấn thơm lừng. Mỗi lần buộc tóc cho tôi, bà còn cài dải lụa đỏ. Hồi đó, tôi mới năm tuổi, vừa bị cha mẹ ruột vứt bỏ, lòng đầy sợ hãi. Chính mẹ nuôi đã ôm tôi vào lòng, dỗ dành, kéo tôi ra khỏi bóng tối.
Nhưng khi tôi hoàn toàn tin tưởng, coi bà như mẹ đẻ thì bà lại thay lòng đổi dạ. Khoảnh khắc ấy, tôi đã hiểu. Có những người kéo bạn khỏi địa ngục 18 tầng, chỉ để đẩy bạn xuống tầng thấp hơn. Để bạn biết rằng, đáy vực vẫn còn sâu.
Ánh mắt tôi băng giá. Đúng, tôi đã thay đổi. Vậy thì sao? Người mẹ hiền từ có thể hóa thành kẻ buôn người vô cảm. Đứa trẻ ngoan ngoãn sao không thể học cách nhe nanh?
34
Mẹ nuôi bỏ đi, vừa đi vừa khóc lóc rằng tôi vô đạo đức, bất hiếu. Ông nội lo lắng dặn dò: "Tiểu Quỳ, cháu là đứa trẻ ngoan, đừng để những kẻ đó ảnh hưởng tâm trạng, hãy tập trung ôn thi". Tôi gật đầu, ánh mắt đọng lại trên bức tường. Mười năm rồi. Tờ giấy đã ố vàng, nét chì mờ nhòe. Nhưng bài thơ này vẫn dán ở đây.
Khóm thuần hướng dương sớm đẫm sương
Xuân ban ân đức vạn vật vương
Lo thu chợt đến cành phai úa
Trăm sông về biển thuở nào quay?
Tráng niên chẳng gắng, già ôm h/ận.
Tôi lẩm nhẩm đọc, siết ch/ặt nắm tay. Giờ đây, tôi sẽ không để ai ảnh hưởng đến mình. Tôi đã hứa với ông nội sẽ học hành đến nơi đến chốn, nhìn ngắm thế giới ngoài kia. Tôi còn phải ki/ếm thật nhiều tiền, để ông nội ngẩng cao đầu, an hưởng tuổi già. Ngày đẹp đẽ của chúng tôi chưa tới, làm sao tôi có thể vì kẻ bỏ rơi mình mà h/ủy ho/ại tương lai!
Hít thở sâu, tôi lại vùi đầu vào sách vở.
35
Có câu nói thế này: Nếu bạn biết mình muốn đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường. Câu nói đó chính là tuyên ngôn của tôi thời điểm ấy. Vượt qua chông gai, cuối cùng tôi cũng đợi đến ngày thi đại học. Trong khi nhiều học sinh không muốn phụ huynh đưa đi thi, tôi lại khác. Tôi đặc biệt nhờ ông nội đến tiễn. Tôi muốn ông chứng kiến tôi bước vào phòng thi, ngẩng cao đầu hoàn thành lời hứa năm xưa.
Bình luận
Bình luận Facebook