“Đứa bé đó dù là con trai nhưng tâm tư còn nh.ạy cả.m hơn cả con gái.”
Cô Vương nhìn Giang Nghiêu, giọng đầy tâm huyết: “Học sinh nên lấy việc học làm trọng. Con đ/á/nh không lại Đường Đường, học lực cũng thua kém, chẳng phải khiến cả lớp thấy con chẳng có chút sở trường nào sao? Đúng không nào, cậu bé dễ vỡ?”
Giang Nghiêu như bị sét đ/á/nh, từ từ ngồi thụt xuống ghế.
Nam chính số 1, game over.
Đường Đường ngưỡng m/ộ nhìn tôi.
Tôi thầm thở dài trong lòng.
Ngoài boxing, võ tự do và võ sanda, nên đăng ký thêm lớp tranh biện và tư duy logic cho con bé thôi.
Dưới sự dẫn dắt sáng suốt của tôi, Đường Đường thuận lợi tốt nghiệp tiểu học.
Nhưng thử thách lớn hơn đang chờ đợi...
Khi Đường Đường có kinh nguyệt lần đầu, trên người con bé bắt đầu tỏa ra mùi hương kỳ lạ.
Đây chính là “bẫy nam chính định hướng” trong tiểu thuyết! Tất cả đàn ông ngửi thấy mùi này đều sẽ trở nên cuồ/ng bạo, không thể kiềm chế!
5
Hôm đó, Đường Đường hoảng hốt bỏ học sớm. Khi tôi về nhà, thấy con bé đang ngồi khóc thút thít trong nhà vệ sinh.
“Con không hiểu sao Tề Hằng lại như vậy. Trước giờ cậu ấy chẳng thèm để ý tới con. Thế mà ở cửa toilet, cậu ấy đột nhiên xông tới đ/è con... Con chạy, cậu ấy vẫn đuổi theo. Không chỉ cậu ấy, càng ngày càng nhiều bạn nam đuổi theo con.”
Đường Đường nghẹn ngào: “Mẹ ơi, con sợ lắm. Họ bảo vì người con quá thơm, thơm đến mức khiến họ mất lý trí. Cô giáo còn m/ắng con, sao đi vệ sinh lại cầm băng vệ sinh ra mặt thế kia, chẳng phải đang báo cho cả lớp biết con đang tới tháng sao? Cô ấy ch/ửi con không biết x/ấu hổ...”
Tề Hằng là nam chính thứ hai - học bá lạnh lùng. Bề ngoài hờ hững nhưng nội tâm sôi nổi, từng mơ ước trở thành nhà khoa học nghiên c/ứu giới hạn con người và bí ẩn vũ trụ. Vì thế, ngày đêm “học tập chuyên sâu” cùng nữ chính.
Tôi không thể giải thích cho con bé lý do, bởi văn phong ngôn tình vốn vô lý, nữ chính chỉ là vật thể phát tán ham muốn. Nam chính tiếp nhận sự cám dỗ, đ/ộc giả thưởng thức sự cám dỗ. Từ đầu tới cuối, người bị quan sát chỉ mình nàng.
Những năm nuôi dạy Bạch Đường Đường, tôi càng thấy kỳ lạ.
“Tại sao con lại nghĩ đây là điều đáng x/ấu hổ?”
Tôi hỏi ngược: “Nếu đàn ông chảy m/áu, họ có x/ấu hổ khi mang băng gạc ra trước mặt người khác không?”
Đường Đường ấp úng: “Khác nhau mà mẹ. Ai cũng có thể bị thương, nhưng chỉ phụ nữ mới chảy m/áu từ... từ đó.”
“Vậy x/ấu hổ không phải vì m/áu, mà là vì nơi nó chảy ra, đúng không?”
Con bé do dự gật đầu.
“Vậy khăn giấy và băng vệ sinh khác nhau chỗ nào?” Tôi thẳng thắn nói, “Chúng đều là công cụ đáp ứng nhu cầu sinh lý. Lẽ nào con trai đi vệ sinh không dùng giấy?”
Bạch Đường Đường: “...Hả?”
Nữ chính dù thông minh nhưng hễ liên quan đến khác giới lại trở nên đần độn. Tôi nhớ hồi cấp hai, chẳng cần ai dạy, tự khắc biết giấu băng vệ sinh trong tay áo đồng phục như làm chuyện mờ ám. Khi xin nghỉ thể dục, cũng chỉ nói bóng gió với giáo viên “con tới kỳ”.
Như thể chỉ sau một đêm, băng vệ sinh biến thành lời nguyền Voldemort không thể nhắc tới. Mọi người phải quan sát không khí thật kỹ, che giấu lẫn nhau, không để bí mật này lộ ra trước mặt con trai.
Còn con trai bỗng nhiên nắm được điểm yếu của chúng tôi. Khi cãi nhau, chỉ cần ném ra câu “gi/ận dữ thế, đang tới tháng à”, con gái lập tức xịu xuống, thua cuộc.
Đến tận hôm nay, băng vệ sinh vẫn là thứ cần được bàn tán, phải bỏ trong túi đen. Nhưng dù là trong truyện ngôn tình, tôi vẫn hy vọng Bạch Đường Đường không bị điều này trói buộc.
“Con biết tại sao cô giáo m/ắng con không biết x/ấu hổ không?”
Tôi nhìn thẳng mắt con bé: “Bởi chính cô ấy mới là người đang x/ấu hổ. Vì dù thế nào cô ấy cũng không thể thành phụ nữ, không có tử cung, không thể nhận biết tình trạng sức khỏe qua kinh nguyệt, càng không thể mang th/ai – Sau kỳ kinh đầu, con đã mặc nhiên có quyền lợi vượt trội hơn đàn ông.”
“Họ không thể tước đoạt nên gán cho nó ý nghĩa nh/ục nh/ã, muốn xóa bỏ sự tồn tại này để đổi lấy bình đẳng xã hội cho họ.”
“Đừng để bị chi phối bởi tiếng nói của họ, Đường Đường. Kỳ kinh đầu là huy chương của con, chứng tỏ con khỏe mạnh. Tương lai con sẽ có nhiều trải nghiệm hơn – có thể là lúng túng, x/ấu hổ, cũng có thể là hạnh phúc, vui sướng. Nhưng tất cả đều thuộc về riêng con. Con không cần mượn lời đàn ông để hiểu chuyện này – đơn giản vì đàn ông không có kinh nguyệt.”
Bạch Đường Đường r/un r/ẩy mí mắt, vẻ mặt vừa kinh ngạc vừa bừng tỉnh: “Nhưng con... con không bình thường. Chẳng ai tỏa mùi hương như con cả. Họ đều nói... nói con rất...”
Con bé ngập ngừng thốt ra từ được trau chuốt: “Phóng khoáng.”
6
Tôi bật cười: “Phóng khoáng?”
“Con thực sự nghĩ họ đuổi theo con vì mùi hương sao?”
Đây rốt cuộc là truyện ngôn tình đa nam chính mác vỏ ngọt sủng. Chỉ nam chính mới ngửi thấy mùi nữ chính, bởi nếu loại mèo chó nào cũng ngửi được thì nam chính sẽ mất đi sự “đặc biệt”.
Vì thế, tôi hiểu rõ hơn Đường Đường sự phi lý đằng sau lời buộc tội này.
Tôi kéo con bé ra cửa sổ, chỉ mấy con chó hoang ngoài đường: “Nhớ hồi nhỏ con rất sợ chó không? Nghe tiếng sủa là chạy mất dép.”
Đột ngột đổi chủ đề, Đường Đường hơi thả lỏng, cười nhớ lại: “Kết quả chúng càng sủa dữ hơn, bỏ qua cả phố, chỉ đuổi mỗi mình con –”
Con bé chợt nhận ra điều gì, kinh ngạc quay sang nhìn tôi.
Tôi đặt tay lên vai con: “Thủy thủ trung cổ thường dùng dê để giải tỏa nhu cầu. Khi bại lộ, họ lại nói dê bị yêu q/uỷ nhập, dụ dỗ họ. Thế là dê trở thành hiện thân của q/uỷ dữ.”
Bình luận
Bình luận Facebook