Ngày nhận nuôi tôi, mọi người xung quanh đều thở dài với bố mẹ tôi: "Nuôi một đứa con gái ốm yếu thế này, sau này sớm muộn cũng thành gánh nặng cho các anh chị, thà tự sinh một đứa còn hơn."
Sau này, khi bố mẹ tôi dọn vào biệt thự lớn tôi m/ua, lái chiếc xe sang tôi tặng, họ lại bắt đầu gh/en tị: "Hai người phúc đức quá, đứa con nuôi còn tốt hơn con đẻ!"
01
Trong buổi họp phụ huynh, có hai người mẹ thu hút sự chú ý nhất lớp.
Một là mẹ tôi.
Bởi tôi đã hai năm liền đứng nhất toàn trường, chưa từng tụt hạng. Đủ loại giải thưởng Olympic Toán, Diễn thuyết tiếng Anh, Vật lý nhiều không đếm xuể. Mỗi khi giáo viên mở lời khen ngợi điều gì, cái tên đầu tiên được nhắc đến chắc chắn là tôi.
Các phụ huynh trong lớp vây quanh mẹ tôi để xin bí quyết. Bà bị bao vây giữa đám đông đến mức trả lời không kịp, nụ cười trên mặt như muốn nở rộng ra tận sau gáy.
Người còn lại là mẹ của Khương Ngọc.
Số lần cô ấy trốn học nhiều hơn cả số lần tôi đứng nhất. Số bạn trai đổi nhiều hơn cả giải Olympic Toán của tôi. Ngày ngày diện quần tự sửa bó sát, trang điểm đậm, thành tích thi cử thì ổn định chẳng kém tôi.
Ổn định ở vị trí… áp chót.
Là học sinh cá biệt nổi tiếng, mẹ Khương Ngọc hầu như ngày nào cũng bị gọi lên trường. Mỗi buổi họp phụ huynh, dù giáo viên vì thể diện mà không nhắc trực tiếp trước đám đông.
Nhưng Khương Ngọc quá nổi tiếng rồi, không phụ huynh nào là không biết. Mọi người đều tránh xa mẹ cô ấy.
Trong b/án kính hai mét quanh bà, chẳng có một bóng người, tạo nên sự tương phản rõ rệt với cảnh tượng quanh mẹ tôi.
Người ta thường nói rồng sinh chín con, chín con khác nhau.
Đôi khi nhìn khuôn mặt Khương Ngọc giống tôi đến tám phần, tôi cũng không khỏi cảm thán.
Cùng sinh ra từ một bụng, sao lại khác biệt đến thế?
17 năm trước, mẹ Khương Ngọc là Trương Diễm Lệ sinh một cặp song sinh tại bệ/nh viện.
Chính là tôi và Khương Ngọc.
Ngay lúc đó, bà nội Khương Ngọc đã trề môi, không nói năng gì bỏ đi thẳng.
Bố Khương Ngọc là Khương Đại Minh cũng không vui, nhíu mày hỏi Trương Diễm Lệ:
"Hai đứa con gái, mày định ch/ặt đ/ứt hương hỏa nhà họ Khương này à!"
Trương Diễm Lệ vừa lo vừa gi/ận, chưa kịp nói gì thì bà nội Khương Ngọc đã quay lại.
Bà chỉ thẳng vào tôi và Khương Ngọc, mặt lạnh như tiền: "Nhà này không nuôi nổi hai đứa con gái. Phải đem cho một đứa đi."
Tôi chính là đứa xui xẻo bị đem cho.
Bởi ai cũng nhìn thấy sự chênh lệch giữa tôi và Khương Ngọc. Bác sĩ nói hai đứa tôi trong bụng tranh giành chất dinh dưỡng rất dữ dội. Cô ấy trắng trẻo hồng hào, nặng sáu cân tám lạng.
Còn tôi chỉ lớn hơn lon nước ngọt chút đỉnh, toàn thân tím tái, thở yếu ớt. Vừa chào đời đã phải vào lồng ấp.
Họ chẳng hề do dự chọn Khương Ngọc, bởi ở lồng ấp một ngày là tốn thêm một ngày tiền. Họ cho rằng một đứa con gái không đáng bỏ ra số tiền đó, nhất quyết đòi đưa tôi ra.
Bác sĩ đã nói rõ ràng, với tình trạng của tôi, ra khỏi lồng ấp là ch*t ngay.
Nhưng họ vẫn khăng khăng bế tôi về nhà, tìm người đổi lấy một khoản phí dinh dưỡng.
Lúc đó, mẹ tôi là bác sĩ chính đỡ đẻ cho tôi. Thấy tôi quá đáng thương, không nỡ nhìn tôi ch*t dở, bà đắn đo mãi rồi về bàn bạc với bố tôi.
Bố tôi đến nhìn tôi một cái, cũng mềm lòng.
Cuối cùng, ông nghiến răng, vỗ đùi quyết định bỏ ra ba ngàn tệ phí dinh dưỡng để đổi tôi về.
Thời điểm đó, ba ngàn tệ không phải số nhỏ. Lương tháng của hai người chỉ vài trăm, ba ngàn là khoản tiền tích góp nhiều năm, một lúc đưa hết, chỉ để đổi lấy một đứa con gái chưa biết nuôi sống được không.
Mẹ tôi sau này kể với tôi: "Con lúc ấy chỉ nhỏ bằng này", bà khoát tay, "mắt còn chưa mở nổi, co ro đáng thương một cục."
Bà thở dài: "Con không biết đâu, mấy ngày đầu mới về nhà, bố mẹ không dám ngủ, vài phút lại phải vào xem con. Con còn nhỏ hơn cả mèo con, quấn trong chăn ủ cũng chẳng thấy đâu."
Lúc đầu, ông bà nội, ông bà ngoại đều nhất quyết phản đối. Hai người trẻ chưa có con đẻ, đã nhận nuôi một đứa con gái không rõ sống ch*t.
Thời đó chính sách kế hoạch hóa gia đình siết rất ch/ặt, mỗi nhà một con. Nhận nuôi tôi đồng nghĩa họ không thể có con đẻ nữa.
Giằng co nhiều ngày, họ đến bệ/nh viện thăm tôi một lần.
Mẹ tôi vừa khóc vừa chỉ vào tôi: "Con mà không nhận nó, nó sẽ ch*t mất!"
Cuối cùng, họ thở dài, đồng ý.
Cả nhà chúng tôi đều mềm lòng đến mức không nỡ nhìn người khác khổ sở.
Bố mẹ tôi đưa ba ngàn cho nhà họ Khương có điều kiện. Họ yêu cầu nhà họ Khương lập giấy tờ cam kết, đời này không được quay lại nhận tôi.
Từ đây đoạn tuyệt hẳn, coi như chưa từng có đứa con này.
Khương Đại Minh còn hơi do dự, nhưng Trương Diễm Lệ thì mắt đã dán ch/ặt vào ba ngàn tệ, hết sức thúc ông ta.
Bà nội Khương Ngọc cười lạnh, bắt Khương Đại Minh lập ngay giấy cam kết, còn thêm một câu.
Tôi sống ch*t thế nào, cũng không được phép tìm đến nhà họ nữa.
Chắc là sợ bố mẹ tôi không muốn tôi nữa lại đem trả lại.
Thế là tôi từ con gái của công nhân xưởng giày Khương Đại Minh và bà nội trợ Trương Diễm Lệ, trở thành con gái của ông chủ quán ăn nhỏ Lục Đống Tài và bác sĩ sản khoa Ngô Hiểu Hoa.
Lúc đó, những ai nhìn thấy tôi đều không khỏi thở dài, khuyên bố mẹ tôi mau trả tôi về cho người ta. Một đứa con gái, lại là đứa con gái thể trạng yếu ớt, sau này chắc chắn sẽ thành gánh nặng. Mau mau tống khứ tôi đi để sinh con đẻ cái mới là chuyện chính.
Bố mẹ tôi chỉ cười trừ, sau này ai nói câu đó liền gi/ận dỗi với người đó, dần dà chẳng ai dám nói nữa.
Chỉ còn vài kẻ lắm mồm vẫn thường nhắc chuyện này trước mặt tôi, nên từ nhỏ tôi đã biết mình không phải con đẻ.
Tôi cũng chẳng bận tâm. Bố mẹ chỉ có mình tôi, cũng chẳng khác gì con đẻ.
Bình luận
Bình luận Facebook