Lại đến gõ cửa nhà huyện thừa, phát hiện cả nhà đã đi nhà trống, đến sợi lông chó cũng mang theo hết!
Ba ta đội nón, mặc áo tơi, đứng trước cánh cửa bị đ/á mở, đồng thanh ch/ửi thề.
Sông Uyển Hà chảy xuyên qua trấn, có vài khu phố dựa theo nhánh sông mà xây, đê sụp đổ, khó tránh vài ngôi nhà cũng sập theo.
Tốn hơn nửa canh giờ, ta mang bức thư khó nhọc viết xong đến tiêu cục tìm Lục Minh Dã.
"Ngươi về nhà chỉ để viết bức thư này? Chỗ ta đâu phải không có giấy bút."
"Đừng làm hỏng đấy, ta tốn rất nhiều công sức mới viết được."
Đó là thứ ta mô phỏng theo bản nháp ngày trước của Cố Chỉ Hành, từng chữ từng nét vẽ ra. Nét chữ "thốn kim" đáng giá ngàn vàng của hắn khó viết vô cùng, học chung nhiều năm mà ta chưa bắt chước được năm phần.
Con gái một đồ tể chưa chắc được quan phủ tín nhiệm, nhưng nếu chữ viết gần giống giải nguyên, ắt sẽ được coi trọng hơn.
"Ngươi đi hỏi xem trong cục có ai nguyện đi đưa thư không..."
Lời ta chưa dứt, một thiếu niên trông còn nhỏ hơn ta hai tuổi bước tới nói, hắn đi.
"Bức thư này nhất định phải nguyên vẹn giao đến tay tri châu, ít nhất cũng phải là thông phán. Vùng Vân Mộng Trạch khắp nơi mưa dầm, đường đi khó khăn, lại không chắc có th/ù lao, ngươi vẫn nguyện đi?"
Thiếu niên không chút do dự gật đầu: "Ta vốn là đứa trẻ mồ côi, lang thang tới đây. Ta đã ăn hoành thánh, còn tiến cử ta đến đây học võ nuôi thân. Trước đó nghe các ngươi nói, dân trấn đối đãi ta rất tốt, ta nguyện vì mọi người đi một chuyến." Thiếu niên tên A Thần, hắn lấy vải chống nước bọc nhiều lớp bức thư rồi giắt vào ng/ực, khoác áo tơi, đội nón, phi ngựa lao vào con đường mưa mịt m/ù phía trước.
Lục Minh Dã rót cho ta một bát lớn nước đậu đỏ ý dĩ: "Sao phải gửi đến tay tri châu? Tri huyện chẳng phải gần hơn sao?"
"Tên huyện thừa này dám dắt cả nhà chạy trốn, phía trên hẳn có người che chở. Giờ tìm được nhanh nhất, không thể không xử chính là tri châu. Tính sổ sách đợi sau mùa thu, trước mắt gấp nhất là tránh thiệt mạng người. Phải kịp lúc chưa sập, di chuyển hết người trong ngõ ra ngoài."
"Nại Nại, hai con ngõ đó có hai mươi hộ, ít nhất bảy mươi người, dời đến nơi nào?"
Bát nước lớn ấy thật khó uống hết, ta chỉ uống hai chén trừ thấp: "Ta đã có cách."
Nhân lúc mưa nhỏ, ta lên núi Thanh Quang.
Trên núi có một đạo quán, sau vì người ngày càng ít, sáp nhập vào chùa khác, nhưng nhà cửa vẫn còn đó. Đúng hai mươi năm trước chiến tranh, có một nhóm người chiếm núi xưng vương, lấy nhà đạo quán làm sơn trại.
Nhóm người này lên núi chỉ để trốn thuế lính, còn đ/á/nh đuổi bọn giặc cỏ tác oai tác quái ở ngọn núi khác.
Năm đó cha ta trẻ người non dạ, nghĩ làm giặc cỏ rất ngầu, kết quả ở hai ngày đã bị mẹ ta chiêu an.
Trên núi từng có đạo quán, cũng có bậc đ/á xanh vững chãi rộng rãi. Chỉ cần núi này không sập, mưa to mấy cũng không cuốn trôi.
Trước cổng trại ngồi một đồng tử bảy tuổi, thấy ta liền quay vào sân hô: "Cha! Cô nãi nãi lên núi rồi!"
Ta nhíu mày, lấy ra một cục đường đưa hắn: "Ngoan, sau này gọi Nại Nại tỷ tỷ."
Cha đứa bé là Âu Dương Tráng bước ra: "Cô nãi nãi, sao lên núi? Nhị đương gia chẳng bảo cô ít qua lại? Hắn phát hiện chẳng lẽ lần sau bớt hai lạng thịt sao?"
"Đừng đùa nữa, lần này có chuyện chính. Đại đương gia đâu?"
"Ở trong nhà xem sách! Nghe nói thích một nương tử nào đó trong trấn, đang học thơ 'người bên kia nước, quân tử hảo cầu'."
Vừa vào nhà, đại đương gia mắt sáng lên: "A Nại à! Vừa hay, ngươi tới xem giùm hai chữ này, là giả gì?"
"Hai chữ này là tiêm giả, nghĩa là lau sậy."
Đại đương gia lại rút ra một tờ giấy: "Mấy chữ này là ta bảo Thường Lạc viết, định nhờ khi đi học mang cho tiên sinh xem, hai ta đều không biết, những thứ này đọc là gì?"
Thường Lạc chính là đứa bé ngoài cổng.
Tạm kìm lòng hiếu học của hắn, ta kể chuyện trong trấn, đại đương gia đ/ập bàn mạnh: "Mẹ kiếp tên quan chó! Tham tiền c/ứu mạng dân chúng rồi còn dám chạy?!"
"Ta lên núi muốn hỏi, bên kia mấy gian sân đều trống, có thể để dân hai con ngõ tới đây ở vài ngày không? Trận mưa này quá dữ, lần này trấn định có tai ương. Cơm nước, chăn chiếu ta có tiền, các người chỉ cần cho chỗ ở là được."
"Nói gì thế, người giang hồ chúng ta coi trọng chính là một lòng trung nghĩa! Bao năm dân trấn chẳng hề kỳ thị, giúp đỡ này là điều nên làm!"
Ta nghĩ nghĩ, vẫn không sửa rằng "xích đảm trung tâm" hình như không dùng thế này.
Để đền bù, ta dạy hắn hết mấy chữ không biết trên tờ giấy đó.
Trở về trấn, ta nói kế hoạch với Lục Minh Dã, lại lấy ra một nén bạc, sai vài tráng hán đi m/ua chăn chiếu đưa lên núi Thanh Quang.
Thợ lại đến một chuyến, nói đê ngõ Lê Hoa cũng nứt kẽ. Ta lại lấy một nén bạc, sai hắn đi m/ua bao cát và đồ sửa chữa.
Lục Minh Dã nhíu mày ch/ặt đến nỗi có thể kẹp nát hòn đ/á: "Ngươi lấy hết của hồi môn ra rồi?! Làm anh hùng cần đến mức này?!"
Lên xuống núi một chuyến khiến ta rét run, lấy tấm chăn quàng người: "Sao được! Đây là lấy từ nhà huyện thừa, vốn nên dùng vào việc này."
"Nhà huyện thừa còn có tiền???"
"Phải, phòng ngủ hắn tuy dọn sạch sẽ, bên cửa sổ có một khoảng tường mới nhưng không vững. Là một hộp đầy nén bạc, đem xây như gạch vào trong, ta dùng búa đ/ập ra." Lục Minh Dã trầm mặc hồi lâu.
Tối đó hai nhà chúng ta chia nhau đi thông báo mọi người, thu xếp đồ quan trọng và quần áo lên núi lánh nạn.
Ba canh giờ trôi qua, rốt cuộc thuyết phục xong hai mươi hộ này.
Ngày đêm ấy nói không ít lời, như "món ăn thừa này chẳng cần mang, trên núi có cơm ăn", "gà vịt ngỗng không được mang lên núi", "ta biết chiếc chăn này là ba mươi năm trước ngươi cưới mới làm nhưng trên núi thật có chăn đắp".
Bình luận
Bình luận Facebook