Tôi vẫy tay với cô ta rồi hỏi dò: “Cô gái à, cô ở đâu thế, sao lại ở đây?”
Cô ta không dám nhìn tôi, chỉ “Hú, hú” vài tiếng, giọng nói giống như máy móc lâu ngày chưa hoạt động, mãi một lúc sau mới có thể nói chậm được.
“Con người?”
Cô ta nhìn tôi, bỗng nhiên phấn khích hẳn lên.
“Làng Mạo Câu? Cô cũng là người ở làng Mạo Câu!”
Bây giờ tôi mới để ý, cô ta mặc váy màu đỏ giống kiểu váy của tôi, tuy vải đã bị sờn, không nhìn rõ màu sắc ban đầu nhưng kiểu váy có dây đeo vai rộng thùng thình ấy giống hệt với cái của tôi.
Cô ta xúc động, vừa khóc vừa nói, hai tay đan vào nhau rồi nhảy múa.
Sau khi cô ta bình tĩnh lại, tôi đến gần nói chuyện với cô ta, hóa ra cô ta bị đưa đến đây vào 20 năm trước.
20 năm trước, Vương Thúy Bình mới 19 tuổi bị chính bố ruột của mình đưa vào hang của bọn dã nhân.
“Một đám s/úc si/nh, bọn họ không còn là con người nữa rồi, cái cây này đang ăn thịt của đàn bà, uống m/áu của đàn bà! Bọn chúng là đám s/úc si/nh!”
Khuôn mặt Vương Thúy Bình méo mó, trong mắt tràn đầy ý h/ận.
Vương Thúy Bình nói phong tục này đã kéo dài không biết bao nhiêu năm rồi, trong làng cứ 10 năm sẽ đưa một cô gái cho dã nhân. Bọn họ quấn ống tre vào cánh tay người phụ nữ, khi dã nhân nhìn thấy con mồi sẽ cầm ống tre và cười vui vẻ.
Khi bọn chúng đang cười lớn, cô gái liền tháo ống tre trên tay xuống, dùng d/ao găm đ/âm vào mắt chúng.
Trước mắt là bộ phận yếu nhất của dã nhân, mắt bị thương, dã nhân kêu gào thảm thiết, lúc đó có thể x/é cô gái ra thành trăm mảnh. Những dân làng khác đang đợi ở cửa hang để nhân cơ hội này xông lên,và đối phó với đám dã nhân bằng những khẩu sú/ng săn đã chuẩn bị trước đó.
Bọn họ bắt được dã nhân sẽ x/ẻ thịt chúng, rồi chia cho mỗi người trong làng một ít để làm thịt khô.
Đàn ông ăn thịt dã nhân sẽ khỏe mạnh vô cùng, tai thính mắt tinh, ít khi bị bệ/nh. Mà đàn bà khi mang th/ai, nếu th/ai là con trai cũng sẽ được chia vài miếng thịt để bồi bổ cơ thể, mà khi sinh con ra đứa trẻ sẽ khỏe mạnh ngay từ bé.
Tôi như được giác ngộ, bảo sao tôi không đ/á/nh lại chị dâu Vương, hóa ra là vì cái này.
Vì thể chất khác với người thường nên dân ở làng Mạo Câu luôn ki/ếm được dược liệu hoang dã mà người khác không thể có, và mọi hộ gia đình trong làng đều có thể sống tốt. Hơn nữa sức khỏe tốt, không bệ/nh tật đ/au đớn, dân làng cũng không nỡ rời khỏi đây.
Bình luận
Bình luận Facebook