Dương Hoằng trả th/ù lao rất hậu hĩnh, tiền đặt cọc đã là ba mươi nghìn, xong việc sẽ trả gấp đôi.
Chỉ có điều, việc ông ta nhờ tôi giúp đỡ hơi kỳ quặc.
Ông ta bảo tôi chở một xe toàn đồ vàng mã, đưa hai cha con họ đến một ngôi làng nhỏ dưới chân núi Nam Đà Phong.
Nam Đà Phong cách chỗ chúng tôi không xa, đi hơn nửa ngày là tới nơi.
Nhưng tôi nhớ các làng quanh Nam Đà Phong hầu như đều đã hoang tàn, làm gì có ai sinh sống.
Đồ mã Dương Hoằng chuẩn bị cũng chẳng giống đồ tang lễ thông thường.
Không phải hình nhân tiểu đồng nam nữ, mà là một đôi vợ chồng trung niên đeo hoa hồng lớn trước ng/ực.
Không có xe ngựa giấy, lại có một chiếc kiệu hoa lớn với bốn phu kiệu.
Còn lại nào xe la, hòm trang sức, chậu rửa mặt, chăn bông...
So với đồ đ/ốt cho người ch*t, thứ này giống của hồi môn cho con gái đi lấy chồng hơn.
Không chịu nổi sự chất vấn liên tục của tôi, sau khi lên xe, Dương Hoằng cuối cùng đã tiết lộ lý do tại sao chuẩn bị những thứ này.
Dương Nham trước đó đi Nam Đà Phong chơi với nhóm bạn, đã qua đêm ở ngôi làng hoang gần đó.
Về đến nhà ngày hôm sau, cậu ta cứ ngơ ngẩn như người mất h/ồn.
Cao nhân mà Dương Hoằng tìm được nói rằng, do nữ q/uỷ trong núi đã bắt mất h/ồn Dương Nham.
Muốn đổi h/ồn cậu ta về, Dương Hoằng phải chuẩn bị một hôn lễ giả, đ/ốt quần áo của Dương Nham cùng hình nhân thế mạng làm chú rể.
Mớ đồ mã trên xe chính là thứ Dương Hoằng chuẩn bị cho nữ q/uỷ kia, hi vọng nữ q/uỷ hài lòng với đám cưới này để ông ta đưa con trai về.
Tôi ngoái lại nhìn Dương Nham, cậu ta im thin thít, cúi gằm mặt như người ngái ngủ.
Dương Hoằng cứ sốt ruột thúc giục tôi lên đường.
Để xoa dịu bầu không khí căng thẳng, vừa khởi động xe tôi vừa đùa: "Đã cưới hỏi sao ông chỉ chuẩn bị của hồi môn mà không sắm sính lễ?"
Dương Hoằng ngẩn người, khóe miệng gi/ật giật: “Không phải có mấy bao tiền giấy và vàng mã đó sao? Trên đời này, có sính lễ nào thực tế hơn tiền bạc chứ?”
Bình luận
Bình luận Facebook