9.
Vì kiêng kỵ sợ mất mặt nên Mạnh lão gia để cho tôi thời gian thu dọn đồ đạc.
Ông ấy cho người đến nhà họ Chu báo tin cho ba mẹ của tôi, để họ trực tiếp đến đón tôi về nhà.
Nhà họ Mạnh, nơi tôi đã sống một năm, ngoại trừ những món đồ cưới sơn son thiếp vàng đó thì đồ đạc thuộc về tôi cũng không nhiều.
Tôi thu dọn xong xuôi, cũng chỉ có hai ba chiếc rương hành lý.
Trong thư phòng, Mạnh Chí Chương xem không ít sách cổ, anh ta định bắt chước theo người của triều đình nhà Đường viết cho tôi một bức thư bỏ vợ.
Kiều Tri Ngữ đứng bên cạnh bàn sách mài mực cho anh ta, hồng tụ thêm hương.
Tôi lặng lẽ đóng cửa lại, bắt đầu đếm xem một năm qua tôi đã để dành được bao nhiêu tiền.
Khi còn nhỏ có chút tiền mừng tuổi hay tiền tiêu vặt thì một năm tôi có thể để dành được gần một trăm đồng, kể từ khi biết phải gả cho người ta thì tôi không dám tiêu phung phí nửa đồng, ngày nào cũng ki/ếm cách để dành nhiều tiền hơn.
Lớn nhất là sính lễ và hồi môn, tiếp theo đó là tiền riêng mà ba mẹ âm thầm đưa cho tôi, cộng thêm phần lễ vật mà ngày cưới ba mẹ Mạnh đã tặng cho tôi.
Bất tri bất giác, tôi cứ như thế trở thành phú bà.
Mặc dù không tính là gì so với thương nhân hay những nhà giàu ngoài kia nhưng số tiền này cũng đủ đến tôi sống giàu có sung túc hai đời.
Trong tay có tiền, trong lòng không hoảng.
Lúc ba mẹ đến đón tôi, tôi bật khóc lao vào vòng tay của họ, tôi nức nở kể cho họ nghe chuyện xảy ra trong nhà họ Mạnh, kể hết mọi chuyện xảy ra trong một năm qua.
Họ nhìn tôi, ánh mắt chất chứa bi thương, ba tôi nổi trận lôi đình m/ắng người nhà họ Mạnh không biết x/ấu hổ, mẹ tôi thì sờ đầu dỗ dành tôi: “Ngọc nhi ngoan, chúng ta về nhà.”
Bình luận
Bình luận Facebook