Còn chưa đến buổi tối, thím Vương đã gọi chúng tôi đi ăn cơm.
“Chỗ chúng ta cũng chẳng có cái gì, hôm nay đến nhà thím ăn cơm đi, đám trẻ các cháu đừng chê, tay nghề nấu ăn của thím cũng được lắm đấy.”
Phương Kình nhìn điện thoại nói: “Anh Hàn, giờ mới 4 giờ, sớm quá nhỉ?”
Hàn Thần nhìn tôi nói: “Nay đã mệt cả ngày rồi, chắc mọi người cũng đều đói, chúng ta ăn xong sớm rồi quay về nghỉ sớm chút.”
Mấy người chúng tôi chẳng ừ hử gì cả, đi theo anh ấy đến đầu làng.
Cả đường đi, tôi quan sát xung quanh ngôi làng này.
Ngôi làng này dường như thật sự cách biệt với thế giới bên ngoài, nơi này không nhìn thấy cơ sở hiện đại nào.
Đừng nói đến trạm cơ sở tín hiệu, đèn đường nữa, đến ngay cả đường dây điện cũng không có.
Bốn phía đều là bờ ruộng và đường đất không theo quy tắc, quần áo người trong làng mặc cũng đều là quần áo cũ bụi bặm.
Chúng tôi giống như đã xuyên không về trước kia Trung Quốc mới thành lập vậy.
Tôi nhìn dân làng đang vẫy tay với chúng tôi, trên mặt bọn họ đều nở nụ cười y chang nhau.
Tôi mỉm cười đáp lại.
Điều này cũng quá kỳ lạ nhỉ, Trung Quốc mới cũng đã thành lập hơn 70 năm rồi, sao mà vẫn còn có những nơi lạc hậu như thế này chứ?
Tổ chức xóa đói giảm nghèo lại chưa từng đến sao?
Khi đi ngang qua đầu làng, Phương Kình đột nhiên chạy đến một bên, chỉ vào một cái cây nói:
“Ôi vãi, anh Hàn, cây này to gh/ê, phải mấy trăm năm rồi nhỉ?”
Tôi ngước mắt nhìn theo, đó là một cây đại thụ mấy người mới ôm được hết, gió vừa thổi tán cây to như cái ô vang lên xào xạc, ánh nắng xuyên qua lá cây rậm rạp chiếu xuống mặt đất từng đốm sáng.
Trông nó ít nhất cũng phải mấy trăm năm tuổi, trên đó vẫn còn vài sợi dây thừng màu đỏ đã nát, vướng vào cành cây, nhẹ nhàng đung đưa trong gió.
“Đúng, nghe nói đã hơn tám trăm năm rồi.” Hàn Thần đi qua.
Thế nhưng sự chú ý của tôi lại không đặt lên cây, mà là bị một miệng giếng to đến thần kỳ trên mặt đất thu hút.
Miệng giếng này ở ngay dưới cây, ẩn dưới bóng râm dày đặc, độ sâu ước chừng phải mấy chục mét, gần như không giống cái giếng, mà giống một cái hồ nhỏ thì đúng hơn.
Bốn phía là những tảng đ/á xanh vừa to vừa dày, bên trên khắc một vài hoa văn lạ lùng, tạo hình cũng đặc biệt cổ xưa.
Bên trên phủ một lớp bụi dày, nhìn trông có vẻ đã có rất lâu đời.
Chỉ có điều ở đây dường gì đã bị người phá hoại, tảng đ/á xanh bị đ/ập thành từng hố, chỗ góc còn nứt không ít.
Tôi đi qua, trong giếng là một khoảng tối om, sâu không thấy đáy, khí lạnh áp người.
Bên dưới không biết thông đến nơi nào, chỉ có tiếng nước âm u lạnh lẽo.
Khiến tôi cảm thấy kỳ lạ là bốn phía quanh giếng đều đúc bốn sợi dây xích to dài, mỗi sợi đều to hơn cả eo tôi.
Bởi vì thời gian quá lâu nên dây xích đã gỉ sắt lốm đốm, thuận theo vách giếng rũ xuống bóng tối không nhìn được.
Trong lòng tôi đột nhiên ớn lạnh không có lý do.
Dây xích to như vậy... rốt cuộc dùng để khóa thứ gì vậy?
Trong giếng rốt cuộc có thứ gì?
Vương Lộ cũng chú ý đến dây xích, đi lại nói: "Anh Hàn, dây xích này dùng để khóa thứ gì vậy? Sao lại to như vậy?"
Hàn Thần quay đầu nhìn: "Đây là khóa giếng rồng."
"Khóa giếng rồng?" Mắt Phương Kình sáng bừng: "Ôi, anh Hàn, nơi này thật sự có rồng ư?”
Hàn Thần dở khóc dở cười nói: "Thứ này thì cả nước nơi nào mà chả có, Bắc Kinh, Thiên Tân, Nội Mông Cổ… đều có giếng khóa rồng. Thế nhưng, ai mà biết rốt cuộc có rồng hay không, dù sao tôi cũng chưa từng gặp.”
"Giếng này vì sao bị phá vậy?” Tôi tò mò sờ mép đ/á nứt toác.
"Bởi vì dân làng nơi này thờ phụng thần rồng, tin rằng rồng sẽ mang tới bội thu và hạnh phúc cho bọn họ.”
Hàn Thần đi tới, nhìn dây xích kia một cái.
Ánh mắt của anh ấy có hơi lạnh lẽo: “Giam cầm thần, là sẽ gặp báo ứng.”
Tôi ngẩn người.
Hàn Thần dường như rất gh/ét bỏ cái giếng này.
Tôi quay đầu lại, nhìn anh ấy đã khôi phục lại sắc mặt, vỗ cây đại thụ kia, ngẩng đầu cảm thán nói:
"Lần trước khi tới đây, anh vẫn đang học nghiên c/ứu sinh, lên núi tình cờ đi vào ngôi làng này.”
"Chớp mắt một cái đã 7 8 năm rồi.”
…
Khi rời đi, tôi lại quay đầu nhìn cái giếng đó một cái.
Trên giếng đ/á xanh xưa cũ, bốn sợi dây xích khổng lồ lẳng lặng thõng xuống, không biết là do nước chảy hay do thứ gì khiến chúng hơi rung rung.
Bình luận
Bình luận Facebook