Trong câu chuyện của bà cô, việc q/uỷ anh trả th/ù được bà ấy kể lại một cách sinh động như thật, vô cùng kịch tính.
Nó làm tôi nổi hết cả da gà.
Nhưng phần “Canh trường thọ” mà bà ấy nhắc đến từ đầu lại chỉ được lướt qua trong vài câu.
Một thứ canh á/c đ/ộc mất nhân tính như vậy.
Chẳng phải nên nhận được báo ứng kinh khủng và bi thảm hơn nữa sao?
Thế nhưng, ông lão đầu tiên uống canh lại sống đến hơn một trăm tuổi, ch*t vì bị sói cắn.
Người mẹ chồng nghi ngờ là người cũng đã uống loại “canh” đó cũng sống khỏe mạnh đến 90 tuổi, ch*t do ngoài ý muốn rơi xuống giếng.
Những cái ch*t đó, tất cả đều được xem là “ngoài ý muốn”!
Tôi mím môi, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu.
“Truyền thuyết dân gian luôn nhấn mạnh rằng trời cao có mắt, thiện á/c cuối cùng đều có báo ứng. Mục đích là hướng con người làm điều thiện.”
“Chẳng hạn như người đàn ông đã cho lợn ăn x/á/c em bé, cuối cùng anh ta lại bị chính lợn ăn thịt.”
“Người vợ đã hứa sẽ cho đứa trẻ ăn ngon nhưng không thực hiện được, cuối cùng cô ấy đã ăn thịt chính mình.”
“Và những người dân trong làng đã gi*t hại những bé gái, cuối cùng cũng bị dị/ch bệ/nh gi*t ch*t, ch*t hơn nửa làng.”
“Vì vậy, cháu nghĩ rằng những ai đã uống loại canh đó thì chắc chắn sẽ không có kết cục tốt đẹp!”
Càng nói tôi càng cảm thấy lời của mình có lý, còn tự gật đầu đồng tình.
Bà cô không đáp lời, chỉ mỉm cười nhìn tôi.
Bà ấy đã lớn tuổi, những nếp nhăn chồng chất trên khuôn mặt.
Khi cười lên, các nếp nhăn đó dồn lại, gần như không thấy mắt đâu.
Nhưng trong khe hở ấy, ánh mắt của bà ấy lại nhìn thẳng.
Sâu thẳm tối tăm, đầy ẩn ý.
“Ngồi lâu quá, phải vận động một chút.”
Tôi cảm thấy không thoải mái, ho khan một tiếng, tay ôm bụng rồi đứng dậy.
Bà cô vẫn ngồi trên ghế sofa, cười tủm tỉm uống nước.
Trong lòng tôi cảm thấy bất an, bước lên phía trước vài bước và bất chợt nhìn thấy chiếc gương toàn thân trước mặt.
Qua tấm gương, tôi thấy bà cô đang nhìn chằm chằm vào tôi.
Ánh mắt của bà ấy đầy thèm khát và tà/n nh/ẫn, như thể đang nhìn vào một món ăn có thể giúp bà ấy trường sinh bất lão!
Tim tôi bỗng lỡ một nhịp, toàn thân nổi da gà, tôi lập tức quay đầu lại.
Bà cô gi/ật mình, phun một ngụm nước rồi bắt đầu ho sặc sụa, ho đến đ/au thắt cả ruột gan.
“Bà cô! Bà cô!”
Tôi không rõ liệu vừa rồi có phải chỉ là ảo giác hay không, nhưng khi thấy bà cô bị sặc, tôi lập tức chạy đến, vỗ lưng cho bà ấy để thông khí.
Khuôn mặt bà cô đỏ dần lên, hai tay bà ấy siết ch/ặt cổ mình.
Bà ấy giống như một con cá bị vớt ra khỏi nước, há miệng thở dốc nhưng chẳng có tác dụng gì, chỉ phát ra những tiếng "khè khè".
Tôi hoảng hốt cuống cuồ/ng gọi đến 120 rồi làm theo những gì mà y tá hướng dẫn, đ/ấm lưng và ấn ng/ực cho bà ấy.
Nhưng vẫn không có tác dụng.
Bà cô vẫn há miệng ra vùng vẫy, hai chân đạp lo/ạn trên sàn nhà.
Vì dùng sức quá mạnh nên móng tay bà ấy đã cắm sâu vào da cổ.
Thấy mắt bà ấy dần lồi ra khỏi hốc mắt, sự giãy giụa cũng yếu dần.
Tôi lo lắng đến mức bật khóc, nhưng không thể làm được gì.
Khi xe cấp c/ứu đến, bà cô đã tắt thở.
“Vợ à, đừng buồn nữa, đây là chuyện ngoài ý muốn thôi, không ai ngờ được.”
Chồng tôi ôm vai tôi, an ủi: “Với lại, bà cô cũng đã 71 tuổi, tính ra cũng được gọi là thọ rồi.”
Tôi nghẹn ngào, lau nước mắt.
Nói thật, bà cô là một người tốt.
Người già thường lưu luyến quê hương, ít ai muốn rời xa làng xóm.
Nhưng khi bà ấy nghe chồng tôi nói tôi đang mang th/ai cần người chăm sóc thì bà ấy đã chủ động lên thành phố giúp đỡ.
Ngày nào bà ấy nấu đủ món cho tôi, bảo rằng sẽ nuôi cho đứa cháu cố trắng trẻo, mũm mĩm…
Hửm?
Tay tôi đột nhiên khựng lại, trong lòng dấy lên một nỗi bất an.
“Chồng à, anh nói bà cô đã 71 tuổi rồi à?”
“Đúng rồi.”
Chồng tôi ngơ ngác, gật đầu.
Tôi chỉ cảm thấy một luồng khí lạnh dâng lên từ dưới chân và lan dần khắp cơ thể.
"71 tuổi… Khi nhà nước thực hiện mạnh mẽ kế hoạch hóa gia đình, hình như là khoảng năm 1960, tức là lúc đó bà cô khoảng 8 tuổi…"
"Ừ, vẫn là một cô bé."
Chồng tôi thở dài một tiếng.
HẾT.
Bình luận
Bình luận Facebook