22.
Trải qua bốn năm chiến đấu gian khổ, rốt cuộc đến tháng tư năm 1945 đất nước đã giành thắng lợi.
Quân ta như thế chẻ tre, quét sạch tàn quân của địch, giải phóng Nam Kinh, chiến tranh kết thúc.
Ngày 30 tháng 9 năm 1945, tôi ở trong nhà ở Bắc Kinh nhận được một lá thư.
Trên thư viết.
“Niếp Niếp tiểu thư nhận.”
Tôi hít sâu mấy hơi, r/un r/ẩy cầm lá thư đến bên bàn đọc sách, suýt chút bị trượt chân.
Vất vả lắm tôi mới có thể ngồi vững trên ghế, nhưng tôi lại không dám mở thư ra, lá thư lẳng lặng nằm trên bàn, giống một cô gái nhỏ đang nằm ngủ, chờ đợi tôi lay cô ấy dậy.
Tôi ngồi thấp thỏm hồi lâu, uống liên tục ba tách trà, đi vệ sinh một lần, lấy mấy quyển sách trên giá sách xuống rồi lật tung lên, nhưng không đọc nổi một chữ nào.
Cuối cùng tôi vẫn ngồi xuống bàn sách, mở lá thư này ra.
“Niếp Niếp tiểu thư thân ái.
Nếu thuận lợi.
Chờ cô nhận được lá thư này thì kháng chiến của chúng ta đã thắng lợi.
Ha ha, tôi đặc biệt sắp xếp lá thư này được gửi đến vào ngày 30 tháng 9, phải tốn năm đồng đấy.
Bây giờ tôi có đang ở bên cạnh cô không nhỉ, có bị cô kéo đi xem lễ mừng chiến thắng của tổ quốc không?
Hay là tôi đã bí mật chặn lá thư này lại, làm kẻ hồ đồ không muốn nói cho cô biết?
Ai kêu cô cứ một mực không nhận ra tôi làm gì, hừ!
Thế mà lần đầu gặp thì tôi đã nhận ra cô đấy! Niếp Niếp thối à.
Thôi bỏ đi, tôi tha thứ cho cô rồi.
Ai bảo cô là Niếp Niếp mà tôi thích nhất chứ, ha ha.
Chờ kháng chiến thắng lợi rồi thì tôi muốn đi du lịch khắp nơi với cô, tiêu tiền của cô, ngủ cùng giường với cô, đem hết tiền tiết kiệm của cô tiêu sạch.
Không cho phép cô nói không đấy!
Niếp Niếp, nếu như cô nhận được lá thư này mà tôi đã không còn.
Chắc chắn cô sẽ khóc, nhưng tôi không nhìn thấy cô khóc rồi.
Cho nên lúc đọc được câu này thì cô cười một cái có được không?”
Khóe miệng tôi cong lên, lộ ra một nụ cười còn khó coi hơn là khóc.
Nước mắt ngắn dài rơi xuống lá thư, tôi vội vàng cầm lấy khăn tay cẩn thận từng li từng tí lau đi nước mắt dính trên đó rồi đọc tiếp.
“Trước đây rất lâu tôi đã chuẩn bị tâm lý rồi.
Thời kỳ này quá gian nan, mỗi ngày đều có vô số người bỏ mạng.
Trước kia khi xem TV nhìn thấy cuộc chiến ở Trung Đông, cách một cái màn hình mà cũng có vô số cảm giác đan xen.
Cho đến khi tôi tự mình trải nghiệm, nhìn thấy bốn phía tổ quốc khói lửa rợp trời, nhìn thấy nơi nào cũng là tàn tích đổ nát, nhìn thấy những sinh mệnh rõ ràng vừa mới sống sờ sờ chỉ nháy mắt đã biến mất, tôi mới hiểu được hóa ra chiến tranh tàn khốc đến như thế.
Thế hệ sau sống trong hòa bình, đều được xây dựng trên m/áu và nước mắt của tổ tiên.
Bây giờ chúng ta sống trong chiến lo/ạn.
Thế giới này chỉ có thắng lợi khi chúng ta có niềm tin vững chắc vào kháng chiến, chỉ có chúng ta mới nhìn thấy hòa bình chân chính.
Cho nên Niếp Niếp à, xin cô đừng dừng bút, cứ dùng ngòi bút của cô khiến thế giới này rúng động đi.
Niếp Niếp, nếu như tôi có đi trước một bước thì xin cô đừng quá bi thương.
Tôi chỉ là đi trước cô một bước, dò đường cho cô thôi.
Đừng quên tôi nhé!
Người gửi: Kiều Kiều.
Ngày 5 tháng 6 năm 1940.”
Tôi nằm úp mặt xuống bàn khóc nức nở, tiếng khóc x/é lòng làm nhân viên cảnh vệ bên ngoài gi/ật mình, anh ta nghe thấy tiếng tôi khóc nên đứng bên ngoài cửa lo lắng hỏi.
“Chu Ngọc tiên sinh, cô không sao chứ?”
“Không… Tôi không sao…” Tôi nói trong nước mắt, sau đó tôi trịnh trọng bỏ lá thư vào hai bì thư, cẩn thận cất giữ.
Bình luận
Bình luận Facebook