Không lâu sau, bà ngoại cũng chuyển đến sống cùng.
Ông ngoại là người không chịu ngồi yên, luôn than thở thành phố chán ngắt chẳng có việc gì làm. Bà ngoại bảo ông mệnh cứng, chẳng sao cả. Hơn nữa căn nhà nhỏ cũng cần người trông nom, thế là bà yên tâm ở lại chăm sóc tôi khôn lớn.
Thời gian thấm thoát trôi qua, mọi thứ dường như đều êm đềm.
Mỗi ngày bà ngoại đưa đón tôi đi học đều đi qua một cây cầu lớn. Lần nào tôi cũng nắm ch/ặt tay bà, rướn người qua lan can nhìn xuống dòng nước.
Phía dưới cầu, lúc nào cũng có đám bé gái cởi truồng đuổi nhau cười đùa. Trên người chúng đều khoác chiếc yếm đỏ giống hệt nhau.
"Ha ha, bà ngoại nhìn kìa! Tụi nó không mặc quần, x/ấu hổ quá đi!"
Bà ngoại như không nghe rõ, khom người ôm lấy tôi: "Sao cơ?"
Tôi chỉ tay xuống bãi bồi dưới chân cầu: "Dưới kia có nhiều bé gái mặc yếm đỏ, không mặc quần áo kìa!"
Gương mặt bà thoáng tái đi, nhưng giọng vẫn dịu dàng: "Ừ, chắc... chúng rất đáng yêu nhỉ?"
"Dạ, đáng yêu lắm! Nhưng không mặc đồ chơi đùa thế này có bị cảm không ạ? Ở nhà mỗi lần tắm xong mà con không chịu mặc quần áo là mẹ m/ắng liền."
Lúc này trong lòng tôi dâng lên chút gh/en tị, thấy bọn trẻ kia thật tự do, được thả rông khắp nơi.
"Mộng Mộng này, những đứa bé đó đều là những đứa trẻ bất hạnh. Ba mẹ chúng bỏ rơi chúng ở đây rồi mặc kệ đấy."
"Sao lại bỏ rơi chúng ạ?"
Tôi không hiểu nổi. Dù chưa định hình rõ thế nào là xinh đẹp hay đáng yêu, nhưng nhìn chúng đều là những đứa trẻ ngoan cả mà.
Bà ngoại thở dài: "Đời này có những kẻ không xứng làm cha mẹ. Lớn lên cháu sẽ hiểu."
"Mộng Mộng, hứa với bà nhé. Đừng kể cho ai về những gì cháu thấy. Nếu có điều gì kỳ lạ, hãy tìm bà trò chuyện, được không?"
Tôi liếc nhìn bóng đen quen thuộc đang dựa vào thành cầu đằng xa, gật đầu ngập ngừng.
Ngay sau đó, tôi đã nghĩ ngay đến việc lát nữa nên ăn kẹo hồ lô hay kem ốc quế.
Khi lớn dần lên, bà ngoại không còn phải đưa đón tôi nữa. Mỗi lần qua cầu, tôi vẫn lén nhìn xuống đám trẻ. Chúng chẳng hề thay đổi, thậm chí ngày càng đông hơn. Dần dà, tôi hiểu được thân phận thực sự của những linh h/ồn bé nhỏ ấy.
Càng hiểu, lòng càng quặn đ/au.
Bà ngoại kể ngày xưa có người trọng nam kh/inh nữ, lại thêm chính sách kế hoạch hóa, nhiều gia đình vì muốn có con trai đã dùng vải đỏ bọc bé gái mới sinh rồi vứt bỏ dưới chân cầu.
Dùng vải đỏ bọc kín để khi đứa trẻ ch*t đi không biết cha mẹ là ai, không về báo oán. Đồng thời, vì bị người thân ruồng bỏ, chúng không thể đầu th/ai.
Tôi chợt nhớ đến Ngô Tiểu Hoa, từng nghe cô ấy kể vì là con gái nên bị gia đình ghẻ lạnh, đến cái tên tử tế cũng chẳng có. Nhưng tôi thực sự không hiểu nổi, giới tính... quan trọng đến thế sao?
Bình luận
Bình luận Facebook