5 năm trước, bà nội không phải là bảo bối của tất cả mọi người.
Mà là người bị cả ba nhà gh/ét bỏ.
Lúc đó, ba mẹ tôi điều hành một nhà hàng nhỏ, thường xuyên đi sớm về khuya.
Bác cả là một người làm công ăn lương bình thường.
Còn cô nhỏ thì vắt kiệt chút tiền tiết kiệm cuối cùng của bà nội để m/ua một căn nhà.
Cuộc sống của mọi người đều không giàu có, không ai muốn chăm nuôi một người mẹ già mắt kém.
Ngay cả khi người mẹ già này đã dành hết tất cả mọi thứ cho ba người họ.
Ba gia đình thường xuyên cãi vã về việc phụng dưỡng bà, thậm chí là động tay với nhau.
"Trong nhà tôi còn một đống việc, ai mà còn tâm tư chăm sóc bà ấy đây! Cô lừa tiền của mẹ để m/ua nhà, sao cô không quản đi?"
"Tôi là con gái thì có nghĩa vụ gì, các người mới là con trai, tại sao tôi phải quan tâm. Anh cả, anh phục vụ cẩn thận mẹ vợ không phải chỉ vì tiền sau khi bà ấy qu/a đ/ời sao? Mẹ chúng ta không có gì cả, cho nên anh không muốn?"
"Chúng tôi nuôi bản thân còn không nổi, làm sao nuôi được cả bà ấy!"
"Aiya, cái bà già bất tử* này!”
*bà già bất tử (hay “lão bất tử”): lời nói những đứa con bất hiếu chỉ người già vô dụng, làm phiền con cháu hoặc trong các câu đùa mang ý châm biếm
…
Mắt bà nội không tốt, nhưng tai bà vẫn tốt, bà nghe rất rõ ràng các con gọi bà là bà già bất tử.
Bà thường lau đi nước mắt, còn không quên cho tôi một cây kẹo mút khi tôi còn nhỏ.
Trong số các cháu trai cháu gái, chỉ có tôi là người duy nhất sẽ gần gũi với bà. Anh họ chị họ gh/ét bỏ bà, không bao giờ đến gần, thậm chí bọn họ giả vờ che mũi khi đi ngang qua.
Bà nội giống như một con chó hoang, lần lượt đến ở các nhà, đến thời hạn thì lập tức được chuyển ngay đến nhà khác. Do mắt bà không nhìn rõ, nếu không bà mà nhìn thấy biểu cảm của những đứa con ước gì bà ch*t sớm thì sẽ càng buồn hơn.
Sau đó, mấy người trong nhà đã đưa ra một kế hoạch.
Bọn họ cố tình không cho bà nội ăn, mỗi ngày chỉ được một bữa, đôi khi còn không có. Bác dâu cả và mẹ tôi thậm chí còn thường xuyên nói những lời lẽ gay gắt với bà, mà bố và bác cả thì giả vờ đi/ếc.
Tôi thường xuyên bị mẹ đ/á/nh vì tội tr/ộm bánh bao hấp cho bà nội.
Một năm sau, kế hoạch của họ thành công, bà nội đã đề nghị trở về quê để sống một mình.
Một bà lão gần như m/ù lòa, g/ầy gò, một mình ở quê tương đương với việc tự sinh tự diệt.
Sau con đường núi quanh co, bà nội trở về ngôi nhà đất của mình, những đứa con sợ bị vướng vào, nên bọn họ thậm chí còn không dọn dẹp giường cho bà, mà quay về ngay lập tức.
Bọn họ nói ba tháng sau là có thể thu dọn x/á/c của bà nội rồi, sau đó thì nhẹ nhõm hơn rồi.
Ba tháng sau, bác cả nhận được một cuộc gọi từ làng.
Quả nhiên là bà nội, bà vẫn còn sống.
"Con trai, con đi m/ua vé số đi."
Sau đó nói một đoạn dãy số.
Giọng nói của bà dày và khỏe, thân thể bà nghe có vẻ khỏe mạnh hơn.
Bà nội là người dân quê chính gốc, thậm chí bà còn không biết xổ số là gì.
M/a xui q/uỷ khiến thế nào mà bác cả đã đi m/ua nó.
Rồi m/a đưa lối q/uỷ dẫn đường như nào mà trúng được 30 triệu tệ.
Sau đó, cả ba tôi và cô nhỏ đều nhận được cuộc gọi từ bà nội.
Tất cả mọi chuyện đều hiệu nghiệm.
Thăng chức phát tài chỉ sau một đêm, tất cả đều dựa vào lời của bà nội.
Vào ngày hôm đó, ngôi làng cổ vốn đã tĩnh mịch nhiều năm lại tràn ngập tiếng pháo, náo nhiệt một cách lạ thường.
Những đứa con hiếu thảo của bà nội khóc kêu ba gọi mẹ c/ầu x/in bà theo mình lên thành phố hưởng hạnh phúc.
Chuyện này đã gây xôn xao dư luận địa phương, nhà họ Trịnh sinh được ba người con hiếu thảo.
Nhìn bà nội mỉm cười, tôi chỉ cảm thấy kỳ lạ.
Đột nhiên, bên tai tôi truyền tới vài câu nói.
"Đừng ước thứ gì với bà nội, nếu không con sẽ ch*t!"
"Trên thế giới này không có cái gọi là ngồi mát ăn bát vàng, mỗi thứ mà bọn họ mong muốn đều dùng tuổi thọ để đổi lấy.”
Trước mắt, bác cả vẫn đang không ngừng hỏi bà về chuyện đầu tư.
Còn chị họ nhào vào vòng tay của bà nội nói rằng muốn được trực tiếp tuyển thẳng.
Bình luận
Bình luận Facebook