Thể loại
Đóng
- TocTruyen
- Chó Ngao Độ Hồn
- Ráng chiều - 8
Tìm kiếm gần đây
Dưới sự bức bách của Sách Đà, chó rừng mẹ đã bước mười mấy bước về phía Động Rèm Tuyết. Khe đ/á đã gần trong gang tấc, từ trong hang từng trận mùi hôi tanh của lợn rừng bốc ra. Trong khe đ/á vang lên tiếng động ầm ĩ, chắc hẳn lợn rừng mẹ có dự cảm rằng đàn chó rừng sắp tiến hành một đợt tập kích dữ dội, nên nó đang mài răng giũa móng, chuẩn bị cho cuộc vật lộn sinh tử.
Chó rừng mẹ ngồi xổm trước khe đ/á, đưa cặp mắt u buồn nhìn lên bầu trời xám xịt, phát ra những tiếng hú “u...u...u” không rõ là đang kêu thương hay đang nguyền rủa.
“U...” đàn chó rừng đồng thanh hú lên.
Sách Đà hiểu, đàn chó rừng đang tiến hành thúc giục, bức bách tập thể. Trời sắp tối, gió Bắc lạnh thấu xươ/ng sắp làm cho bốn chân chúng đông cứng lại, cái đói khiến mấy con chó rừng nhỏ yếu đến mức không đứng nổi nữa, chúng đã đợi đến sốt cả ruột lên rồi.
Nó lao về phía chó rừng mẹ, há miệng cắn một miếng vào khoeo chân chó rừng mẹ. Đây là một sự cảnh cáo, một sự trừng ph/ạt. Thân là chó đầu đàn, nó buộc phải làm như vậy. Sự nhẫn nại của đàn chó rừng chỉ có giới hạn, nếu nó cứ dùng dằng không quyết, rất khó có thể tưởng tượng nỗi lũ chó rừng đã đói xanh cả mắt này có thể làm ra những chuyện gì. Đương nhiên, nó không cắn thật đ/au như bình thường đối phó với những con chó cảm tử mặt dạn mày dày khác mà vẫn nể nang, há miệng rõ to như thể đang cắn một đò/n chí mạng, nhưng thực ra là hư trương thanh thế, nó chỉ cắn xước tí da của chó rừng mẹ mà thôi.
Nó trông thấy một giọt nước mắt chảy dài trên khóe mắt chó rừng mẹ.
Tim nó lại quặn lên một hồi. Nó quả thực đã hết cách, không nghĩ ra cách gì có thể c/ứu được chó rừng mẹ nữa. Hãy đối mặt với hiện thực, chấp nhận số phận đi.
Chó rừng mẹ bất thình lình chồm lên, cắn vào tai Sách Đà. Sách Đà có phần bị bất ngờ, nhưng nhanh chóng hiểu ra đây là hành vi phản bội cực kì hiếm gặp trong xã hội chó rừng của chó cảm tử. Chó rừng mẹ tức nó, h/ận nó, gi/ận nó, oán nó, nên muốn trả th/ù nó. Nó hoàn toàn có thể nhanh nhẹn cúi đầu tránh được cú đớp của chó rừng mẹ; mặc dù thế tấn công của chó rừng mẹ rất dũng mãnh, nhưng động tác lại chậm chạp; nó còn có thể thừa cơ cắn vào cổ họng chó rừng mẹ. Nhưng nó đã từ bỏ cơ hội tránh đò/n và đ/á/nh trả, đứng yên cho chó rừng mẹ ngoạm trọn lấy tai trái của mình.
Bản thân bị mất đi một bên tai, có lẽ sẽ giảm bớt được nỗi oán h/ận của chó rừng mẹ, Sách Đà nghĩ, tình mẫu tử không thể chia c/ắt có lẽ sẽ dễ dàng chia c/ắt hơn. Nó chờ đợi, đợi cái tiếng lắc cắc khi xươ/ng tai mềm bị hàm răng chó cắn đ/ứt, đợi cái đ/au thấu vào tim và cảm giác tê dại liền kề, đợi dòng m/áu mằn mặn trào ra từ vết thương chảy vào trong miệng. M/áu có thể làm vơi đi tình thương và sự đồng tình của nó với chó rừng mẹ, thứ tình thương và đồng tình vốn tương khắc như nước với lửa với thân phận chó đầu đàn của nó. M/áu cũng có thể khiến chó rừng mẹ tỉnh ngộ, từ bỏ cuộc chiến vô nghĩa với số phận.
Chẳng thà nó mất đi một bên tai để giảm nhẹ phần nào cảm giác tội lỗi nặng nề của việc bắt mẹ đẻ mình đi làm chó cảm tử.
Nó không vùng vẫy, không động đậy, cứ yên lặng chờ đợi.
Chó rừng mẹ từng vì c/ứu nó mà bị tên đạn của thợ săn b/ắn mất một nửa bên tai, giờ nó để chó rừng mẹ dễ dàng cắn đ/ứt tai trái của mình, coi như là trả hết cả gốc lẫn lãi cho món n/ợ tình cảm ấy.
Lấy một đổi một, coi như trút được gánh nặng.
Kì lạ thay, qua một lúc lâu, vẫn không thấy tiếng xươ/ng tai g/ãy lắc cắc và cái đ/au thấu tim gan, chỉ thấy mang tai có phần hơi rát. Răng chó rừng mẹ vẫn chưa rụng, vẫn chưa già đến nỗi một cái tai cũng không cắn đ/ứt nổi. Chó rừng mẹ, mẹ còn do dự gì nữa, cắn thì cứ cắn đi, mẹ có quyền dùng m/áu để trút hết sự bất mãn với đứa con bất hiếu này.
Bỗng nhiên chó rừng mẹ há miệng ra, lùi về phía sau một bước. Tai trái của Sách Đà được nhả ra từ cái miệng ấm áp của chó rừng mẹ. Vành tai vẫn còn nguyên vẹn, chỉ dính đầy nước bọt của chó rừng mẹ mà thôi.
Chó rừng mẹ hú dài một tiếng vô vọng.
Tâm h/ồn Sách Đà lại một phen chấn động. Mặc dù tức nó, h/ận nó, gi/ận nó, oán nó, nhưng chó rừng mẹ vẫn không nỡ cắn đ/ứt tai nó, không nỡ khiến nó trở thành con chó rừng c/ụt tai x/ấu xí.
Thực ra, nếu tính tuổi tác một cách chính x/á/c, chó rừng mẹ không phải là già nhất trong đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư. Chó rừng đực già khập khiễng Đạt Man Hồng sinh sớm hơn chó rừng mẹ hai tháng. Nhưng nhìn bề ngoài, chó rừng mẹ trông già hơn nhiều so với Đạt Man Hồng. Trong lòng Sách Đà hiểu rất rõ, chó rừng mẹ vì muốn cho nó được ngồi vững trên chiếc ghế đầu đàn, nên mới nhanh chóng từ chỗ trẻ trung xinh đẹp trượt dốc xuống tuổi xế chiều mắt mờ chân chậm.
Không lâu sau khi chó đầu đàn Vương Nãi Mạc bị mất quyền, Sách Đà vẫn chưa đứng vững ở cương vị chó đầu đàn, liền bị chó rừng đực La La thách đấu.
La La lớn hơn nó nửa tuổi, nanh vuốt sắc nhọn như nó, thân thể cao to như nó, trước khi nó lên làm chó đầu đàn mới, địa vị của La La và nó ở trong đàn là ngang nhau, đều là những trụ cột săn mồi cừ khôi. Nếu nghiêm túc so sánh xem tài nghệ săn mồi của nó và La La ai mạnh hơn ai, công bằng mà nói, mỗi con đều có những tuyệt chiêu riêng. Khi đi săn những động vật ăn cỏ cỡ lớn, Sách Đà có thể bất thình lình nhảy lên trên lưng con mồi đang bỏ chạy, rồi cứ thế bám ch/ặt như đỉa, mặc cho con mồi nhảy nhót giãy giụa thế nào cũng đừng hòng hất được nó xuống. La La bật cao rất giỏi, có thể nhảy lên cao hơn hai mét ngoạm con lười đang ngủ gật từ trên cành cây xuống.
Trong các loài động vật có ý thức cộng đồng, trật tự đẳng cấp của hai cá thể càng gần nhau, độ căng thẳng giữa chúng sẽ càng cao. La La đương nhiên không phục khi thấy Sách Đà dễ dàng trở thành chó đầu đàn, nó coi đó là một sự sắp đặt không cân bằng của số phận. Mâu thuẫn không thể tránh khỏi liền nảy sinh. Khi bắt được con mồi, La La trắng trợn tranh trước phần n/ội tạ/ng bổ b/éo nhất. Thứ tự chia phần chính là trật tự đẳng cấp, đây rõ ràng là một sự cố ý khiêu khích. Buổi tối ngủ trong động thạch nhũ, La La cũng ngang nhiên chiếm lấy vị trí trung tâm đáng lẽ phải thuộc về chó đầu đàn. Có một lần trong lúc chạy nhanh, Sách Đà vô tình giẫm phải đuôi của La La, La La lại dám gào lên trước mặt nó...
Quãng thời gian đó, đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư chìm trong không khí bức bối đ/áng s/ợ, trong lòng mỗi con chó rừng đều hiểu, một trận quyết đấu tranh giành ngôi vị đầu đàn giữa Sách Đà và La La sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra. Trong lòng Sách Đà lo lắng không yên, nó cân nhắc đi cân nhắc lại về tình hình, quả thực không nắm chắc có thể thắng được La La. Nanh vuốt vô tình, rất có khả năng cả hai sẽ cùng thương vo/ng, vậy thì, những kẻ muốn tranh giành địa vị tiếp theo sẽ dễ dàng lôi nó xuống khỏi vũ đài.
Nó nuốt nhịn làm lành, hết sức tránh xảy ra xung đột chính diện với La La. La La muốn ăn n/ội tạ/ng của con mồi thì cứ ăn đi, La La muốn ngủ giữa động thì cứ ngủ đi, hòa bình mới là điều quan trọng, nó phải gắng hết sức kéo dài thời gian trước khi xảy ra cuộc đấu tranh giành ngôi vị đầu đàn đẫm m/áu và bất lợi cho nó này.
Nhưng La La lại được voi đòi tiên. Lần đó đàn chó rừng ra khỏi thung lũng Cổ Giáp Nạp, nó muốn đến bãi Loa Ti cỏ cây tươi tốt, vừa ra lệnh cho cả đàn, La La đột nhiên níu ba bốn con chó rừng đực và mười mấy con chó rừng cái, chó rừng còn lại, quay đầu đi về hướng ngược lại đến thung lũng suối nước nóng.
Phương hướng đi săn, con đường hành quân, khu vực săn mồi xưa nay đều do chó đầu đàn quyết định, đây chẳng những là một nghĩa vụ và trách nhiệm, mà còn là biểu tượng của quyền lực. Nếu nghe theo ý La La, bảo cả đàn đến thung lũng suối nước nóng, chẳng khác nào đem uy quyền của chó đầu đàn nhường cho La La. Đây đã không còn là sự khiêu khích ngông cuồ/ng, mà là hành vi làm phản thật rồi. Xem ra, đổ m/áu là điều không tránh khỏi. Nó nghiến răng nghiến lợi tru lên một tiếng gi/ận dữ đối với La La, La La sớm đã có chuẩn bị, liền gập chân, cong người, dùng ánh mắt c/ăm th/ù nhìn nó. Kẻ làm phản như tên đã lên cung, như đ/ao đã tuốt ra khỏi vỏ.
Đây sẽ là một trận đấu á/c liệt, không ch*t cũng phải bị thương.
Chính vào lúc này, chó mẹ chẳng nói chẳng rằng xông từ trong hàng ngũ xung quanh ra lao thẳng về phía La La đang nghênh ngang tự đắc. Tất cả tinh thần và sức lực của La La đều tập trung về phía đối thủ là Sách Đà, nó hoàn toàn không hề phòng bị, hành động tấn công nhanh như chớp ấy khiến nó phải sững người. Chó rừng mẹ ngoạm vào đuôi La La rồi nhất quyết không chịu buông ra. La La rú lên đ/au đớn, quay người đưa cả bốn chân lên người chó rừng mẹ, cào x/é rá/ch cả một mảng da thịt lớn trên đùi chó rừng mẹ. M/áu chó rừng mẹ nhảy ra như xối, vết thương lộ cả xươ/ng trắng. Nhưng chó rừng mẹ vẫn ngoạm ch/ặt lấy cái đuôi đỏ thắm tuyệt đẹp của La La không chịu buông ra. Rắc một tiếng, đuôi La La bị cắn g/ãy hơn một nửa, chó rừng mẹ cũng ngất đi trong vũng m/áu...
La La bị mất hơn nửa cái đuôi, uy phong giảm đi hơn nửa, dã tâm cũng thu lại hơn nửa, không còn dám công khai khiêu khích Sách Đà nữa.
Chó rừng mẹ mất m/áu quá nhiều, nằm trên cỏ ba ngày trời mới đứng lên được, mặc dù may mắn không trở thành tàn phế, nhưng nó g/ầy rộc hẳn đi, lông trên trán và gáy rụng nhiều, dử mắt nhiều hơn, răng cũng lung lay, lộ vẻ già yếu không sao che giấu được.
Nó hiểu, chó rừng mẹ đã dùng cái giá rất đắt của việc sớm trở nên già yếu để thay nó dẹp bỏ chướng ngại trên đường đời, xua đi đám mây đen bao phủ trên đỉnh đầu nó.
Chương 12
Chương 23
Chapter 56
Chương 15
Phiên ngoại 2: Hoa Bảo Tương
Nền
Cỡ chữ
Giãn dòng
Kiểu chữ
Bạn đã đọc được 0% chương này. Bạn có muốn tiếp tục từ vị trí đang đọc?
Bạn cần có tài khoản để sử dụng tính năng này
Đăng nhập ngay
Bình luận
Bình luận Facebook