Tôi nhìn mặt dây chuyền ngọc trên cổ, hơi mất tập trung.
Từ nhỏ, vận khí của tôi đã không tốt lắm, tôi làm gì cũng gặp xui xẻo.
Năm 6 tuổi, tôi bị bệ/nh nặng, đi khám chữa ở nhiều bệ/nh viện cũng không có chút thuyên giảm nào.
Bà nội sợ tôi sống không nổi, cố ý đến chùa xin một miếng ngọc.
9000 bậc thang, đi một bước bái lạy một cái, đầu gối sưng tấy đến chảy m/áu.
Nhưng thần kỳ thay, sau khi đeo mặt dây chuyền ngọc đó lên, tôi không cần th/uốc cũng đã khỏi bệ/nh.
Bà nội dặn dò đi dặn dò lại, không cho tôi cởi nó ra.
“Bà nội nói tôi trời sinh mệnh âm, phải mang ngọc Phật theo bên cạnh mới có thể sống sót.”
Tôi nhắn riêng sinh thần bát tự* của mình cho Lý Quan Ngư.
*Bao gồm: ngày giờ, tháng, năm sinh theo Thiên can địa chi.
“Hèn gì.” Cậu ta gật đầu, vẻ mặt như đang suy tư điều gì.
Đột nhiên, ngoài màn hình có người gọi Lý Quan Ngư, nói cái gì mà “Thiếu gia, mỳ của thiếu gia đã nấu xong rồi.”
Lý Quan Ngư đáp lại một tiếng, chuẩn bị tắt livestream.
Tôi yếu ớt lên tiếng: “Đại sư, vậy tôi…”
Thật ra tôi cũng hơi sợ, nhưng lại không tiện mở miệng nhờ cậu ta tiếp tục giúp tôi.
Dù sao thì đúng thật là bây giờ trong túi tôi chẳng còn bao nhiêu.
Lý Quan Ngư chống cằm, ngáp một cái.
“Miếng ngọc trên cổ của cậu cũng có một chút tác dụng. Chỉ cần đêm nay đừng cởi nó ra thì hẳn là sẽ không sao đâu.”
“Nhưng mà nếu để tới đêm mai thì khó nói lắm.”
Cậu ta đột nhiên để sát lại màn hình, tắt livestream.
Tôi gi/ật mình.
Chưa kịp phản ứng lại, điện thoại đã nhận được một tin nhắn riêng.
Cậu ta gửi cho tôi một dãy số:
“Ban ngày báo mộng, buổi tối gọi điện thoại.”
Tôi phải nhẩm lại mấy lời này hai lần mới hiểu được.
Không phải chứ, sao đạo sĩ cũng ngày ngủ đêm làm như thần tiên thế này?
Tôi còn chưa kịp nhắn cảm ơn, người đối diện đã off.
Nhìn màn hình tối sầm, tôi càng sợ, cũng chẳng còn tâm trạng để viết sách nữa.
Cũng may là trên mạng cũng có rất nhiều người tốt, mọi người đều nói tôi đừng ngủ, cứ tiếp tục livestream đi, bọn họ sẽ trò chuyện cùng tôi.
“Lỡ như có chuyện gì, tụi này cũng có thể nhanh chóng gọi cảnh sát.”
“Không được, ông định nói với cảnh sát kiểu gì, nói là có một con chó muốn lấy da của blogger à? Ông nghĩ cảnh sát tin à?”
“Ông đần vậy, không biết tìm lý do khác à?”
Cũng có người nghi ngờ.
“Tôi thấy mấy người đi/ên thật rồi, vì một con chó mà chuyển đi nơi khác. Đầu óc của blogger có ổn không vậy?“
“Đúng vậy, đúng vậy, người yêu chó tôi đây cực lực lên án hành vi bỏ rơi thú cưng này!”
“Nói vậy, nếu đại thần xảy ra chuyện gì thì mày có chịu trách nhiệm nổi không?”
Khu bình luận n/ổ ra tranh cãi nảy lửa.
Tôi nhớ lại ngày mà tôi dẫn Phú Quý rời khỏi thôn, quả thật là có rất nhiều điều kỳ lạ.
Chẳng hạn như lúc đầu lũ chó trong thôn thấy tôi thì sủa như đi/ên, nhưng vừa nhìn thấy Phú Quý thì sẽ cụp đuôi cuộn tròn lại một bên.
Ngay cả con chó hung dữ nhà thôn trưởng cũng rất sợ con chó già g/ầy yếu này.
Còn nữa, Phú Quý không biết nói, vậy lúc đầu nó thuyết phục chủ quán b/án đồ cho nó kiểu gì?
Thông thường, khi những người b/án hàng nhìn thấy chó lại gần quầy b/án đồ ăn của họ thì bọn họ đều theo bản năng xua đuổi nó đi, sợ nó tiểu bậy lên đồ ăn.
Tôi nghĩ trăm lần cũng không ra.
Sau một hồi do dự, tôi quyết định có lẽ tôi sẽ trốn đi một thời gian.
Mặc dù nghe theo lời của Lý Quan Ngư sẽ làm cuộc sống vốn đã nghèo khó của tôi trở nên tồi tệ hơn, nhưng mà ai bảo tôi đã sợ ch*t ngay từ khi còn nhỏ rồi chứ.
Buổi sáng nào Phú Quý cũng sẽ tự ra ngoài đi dạo một mình.
Tôi có thể nhân lúc ấy, cầm theo chút gia sản ít ỏi của mình rời khỏi đây.
Sau khi quyết định xong, tôi mở camera máy tính ra, nhắm thẳng ngay cửa.
Bản thân mình thì cuộn tròn trên ghế chờ trời sáng.
“Không sao đâu, có các dì trò chuyện với cậu.”
Các dì bắt đầu trò chuyện trong phòng livestream của tôi, đề cử những món ăn của địa phương mà người bản địa sẽ không ăn.
Tôi chăm chú nhìn xem, thế mà lại mơ màng ngủ quên từ khi nào.
Khi tôi tỉnh lại, đã nghe thấy tiếng chuông vang lên.
Bình luận
Bình luận Facebook