Trần Cương nhìn không đến nỗi x/ấu trai, nhưng bên má phải có một cái bớt đen to đùng, dân làng đều gọi hắn là Trần Bớt.
Hắn cao lớn vạm vỡ, tính khí lại nóng nảy, thêm cái bớt trên mặt nên đã ngoài ba mươi vẫn ế vợ.
Nhưng làm ăn buôn b/án thì cứ rộng rãi một chút là được.
Tôi chả chê hắn hung dữ, tiền trả đủ, có bị hắn t/át hai cái cũng chẳng sao.
Trần Cương báo xong kích thước qu/an t/ài rồi đi, trước khi về còn lượm luôn nửa bao th/uốc tôi để quên trên quầy.
Đồ chó đẻ!
Tôi đóng cửa tiệm, vác chiếc xe đạp ra, tới tiệm rèn phía tây thành phố đặt cọc.
Bố mẹ thích sống ở quê, cửa hàng trong phố một mình tôi trông coi.
Cầm tiền Trần Cương đưa, tôi sướng rơn ra quán ăn một bữa thịnh soạn.
Trời lạnh c/ắt da mà được xì xụp nồi lẩu dê nóng hổi, thêm chai rư/ợu nhị đầu, đúng là đã đời.
Tối về nhà, như thường lệ lại vót tre, gót hình nhân.
Tay nghề tôi điêu luyện, hình nhân gót ra sống động như thật.
Cả Hoàng Dương Trấn này đều biết: m/ua đồ mã, nhất định phải đến Trương Kịch Qu/an T/ài.
Dưới ánh đèn mờ ảo, tôi ngồi trên chiếc ghế đẩu vót tre, càng nghĩ càng thấy gai người.
Làm nghề chúng tôi, điều kiêng kỵ nhất là nhân quả báo ứng.
Trần Cương trước nay vẫn khăng khăng đòi m/ua hình nhân có vẽ mắt. Hắn cũng biết chút ít trong nghề - hình nhân điểm nhãn dễ bị linh h/ồn bám vào.
Tôi cũng hiểu cho hắn: trai tráng đầy sinh lực, bắp tay cuồn cuộn cơ bắp mà không đụng được đàn bà, dục hỏa bốc lên nên mới nghĩ ra mấy trò tà đạo này.
Hắn muốn ôm hình nhân ngủ, ngủ đến mặt vàng vọ, tinh khí hao tổn, bách bệ/nh đeo thân là chuyện của hắn, không liên can đến tôi.
Nhưng cái qu/an t/ài sắt này thì khác.
Nghiệp chướng này nặng quá, sâu quá, tôi đâu có gánh nổi.
Bình luận
Bình luận Facebook