Chó Ngao Độ Hồn

Chó Ngao độ hồn - 2

04/04/2025 14:28

Lúc này, Man Hoảng cũng đã chạy lại trước mặt tôi. Nó thở hổ/n h/ển, lưỡi thè ra, xem ra đang rất mệt. Tôi ôm lấy nó, một tay chỉ vào cuộn phim trong máy ảnh và lại tiếp tục ra lệnh cho nó đi đuổi đám lạc đà. Không ngờ rằng, nó bật phắt dậy không hề do dự, như một cơn gió tiếp tục đuổi theo đám lạc đà đã bỏ chạy thật xa.

Tốc độ chạy của nó thật đáng kinh ngạc, giống như đang áp người trên những ngọn cỏ và bay. Trong chớp mắt, nó đã đuổi kịp đàn lạc đà. Từ ống nhòm tôi nhìn thấy, nó nhe nanh vuốt ra gầm gừ, để ngăn bước chạy của đàn lạc đà. Nhưng lũ lạc đà đó cậy đông, dùng thân hình to lớn tiếp tục chạy về phía trước. Lúc này, Man Hoảng giống như một con sư tử nổi gi/ận, nó gầm lên một tiếng và vươn cao người nhằm vào con lạc đà đầu đàn. Lạc đà đầu đàn bị buộc phải chuyển hướng chạy, cả đàn lại chạy ngược về phía tôi. Cuối cùng tôi cũng hoàn thành được ước nguyện của mình, chụp được rất nhiều ảnh rõ nét về đám lạc đà hoang dã từ góc độ chính diện.

Man Hoảng mới chỉ là một chú chó cái một năm tuổi – độ tuổi thanh niên của loài chó. Sức sống của nó đang tràn trề. Khi tôi đi dã ngoại để khảo sát, suốt ngày phải trèo đèo lội suối, đi hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, có những hôm phải đi bộ đến vài chục cây số, thế nhưng nó vẫn bám sát theo tôi, chưa bao giờ bỏ cuộc.

Dường như nó sinh ra là để làm một chú chó săn thực thụ. Thị giác, thính giác và khứu giác của nó đều hết sức nhanh nhạy. Trong bài nghiên c/ứu của tôi, có một phần phải vào rừng sâu quan sát hình thái gia đình của loài khỉ lông vàng. Loài khỉ này vốn nhát gan lại vô cùng nhanh nhẹn, thích leo trèo trên những vòm cây rậm rạp, thế nên rất khó để phát hiện ra tung tích của chúng. Tôi dắt theo Man Hoảng đến vườn quốc gia Bangor Lira. Đây là nơi sinh sống của loài khỉ lông vàng, tôi cần đến sự giúp đỡ của Man Hoảng. Trong cánh rừng mênh mông, những tán cây rừng rậm rạp, muốn tìm được tung tích của khỉ lông vàng chẳng khác nào mò kim đáy bể. Thế nhưng nó đã hoàn thành được nhiệm vụ này một cách dễ dàng. Nó nghểnh cao cái mũi đ/á/nh hơi, dỏng đôi tai lên nghe, mở to đôi mắt quan sát và rất nhanh, nó đã tìm được tung tích của loài khỉ lông vàng. Nó dẫn tôi xuyên qua cánh rừng rậm, chẳng mấy chốc đã tìm được đến nơi loài khỉ này đang sinh sống. Một lần nữa, tôi lại nhanh chóng hoàn thành được nhiệm vụ.

Đặc điểm nổi bật nhất của Man Hoảng chính là sự dũng cảm.

Một lần, tôi dẫn theo nó đến một thị trấn cách nơi chúng tôi ở hơn 30 kilômét để gửi tư liệu. Trên đường về gặp mưa đ/á, nên chuyến hành trình bị chậm mất hai tiếng đồng hồ. Khi về đến núi trời bắt đầu tối. Khi cách trạm quan sát khoảng chừng hai kilômét, đột nhiên lông Man Hoảng dựng cả lên, chiếc đuôi dựng thẳng đứng, nó hướng về phía bụi rậm và bắt đầu sủa. Tôi cảnh giác dừng lại, nhặt hai viên đ/á to bằng nắm tay và ném vào bụi rậm. Người ta gọi phương pháp này là dò đường. Hòn đ/á này vừa rơi xuống bụi rậm, hai con sói từ trong đó chạy xông ra.

Đây là hai con sói xám. Chúng có lớp lông xám dày, mắt to tròn, lòng trắng nhiều hơn lòng đen, chiếc mõm dài nhe ra hàm răng sắc nhọn. Trong thời khắc tranh tối tranh sáng, tôi nhìn thấy cái bụng chúng lép kẹp. Da bụng dính vào da lưng. Chắc chắn là hai con sói đói.

Tim tôi đ/ập lo/ạn xạ, tôi thừa hiểu rằng một con sói đói dám làm tất cả.

Không khó để đoán được rằng hai con sói này đã nhìn thấy tôi và Man Hoảng từ phía xa và đã mai phục sẵn trong đám bụi rậm để tấn công chúng tôi. May thay, Man Hoảng đã phát hiện kịp thời, nếu không hậu quả không biết sẽ ra sao.

Theo bản năng, tôi rất muốn bỏ chạy. Thế nhưng tôi vẫn đang cố gắng để kiềm chế bản năng của mình. Tôi là một nhà động vật học và tôi biết rằng, chó cậy chủ, bây giờ nếu tôi quay người bỏ chạy, tinh thần chiến đấu của Man Hoảng cũng sẽ mất và nó cũng sẽ bỏ chạy theo tôi. Nếu như tôi càng thể hiện rõ mình đang sợ hãi, muốn tháo chạy; lũ sói kia sẽ càng trở nên hung hãn và muốn xông vào cắn x/é chúng tôi hơn. Đường núi mấp mô như thế này, tôi chắc chắn không thể chạy nhanh hơn sói, và cũng không thể chạy nhanh hơn Man Hoảng. Nếu tôi bỏ chạy, chỉ vài phút sau, lũ sói sẽ vồ được vào lưng tôi. Không còn sự lựa chọn nào khác, tôi chỉ còn cách đứng yên đó và tỏ ra mình là một anh chàng dũng cảm. Có như vậy, may ra mới còn hy vọng sống. Tôi nhặt một cành củi, chuẩn bị quyết đấu cùng sói.

Hai con sói thi nhau tru lên từng tiếng, dường như chúng đang thương lượng với nhau sách lược đối phó với tôi. Vài giây sau, hai con sói một con bên trái, một con bên phải cùng xông vào cắn x/é Man Hoảng.

Nếu là một chú chó thông thường, gặp phải trường hợp này chắc chắn sẽ cụp đuôi và trốn ra phía sau lưng tôi. Nếu đúng như vậy thì chẳng khác gì dẫn họa về cho tôi. Man Hoảng quả không hổ danh là hào kiệt của loài chó Ngao Tây Tạng, đối mặt với hai con sói hung dữ nhưng nó không hề sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng và dũng mãnh xông lên.

Man Hoảng to hơn con sói một chút, chỉ một lúc sau, nó đã vật ngửa được một con sói. Thế nhưng, nó chưa kịp cắn con này thì con còn lại đã lao vào nó, cắn một miếng vào lưng. Răng sói sắc nhọn, mặc dù trời tối, khả năng quan sát hạn chế, nhưng ở khoảng cách vài mét tôi vẫn thấy được rất rõ, lưng Man Hoảng bị rá/ch một miếng to. Miệng con sói cắn nó bám đầy lông chó. Man Hoảng nhảy dựng lên chống trả, chúng lao vào nhau chiến đấu.

Tôi không dám tham gia vào trận chiến đó. Chỉ sợ trong lúc hỗn lo/ạn sẽ bị sói cắn. Tôi chỉ đứng ngoài, cầm thanh củi và hò hét. Dùng tiếng hò hét đó để hỗ trợ Man Hoảng. Chó cắn sói, sói cắn chó, hai bên đều bị tổn thương. Một mình Man Hoảng thế yếu, khó lòng đối phó được với hai con sói.

Đột nhiên, hai con sói đứng sát bên nhau và đồng thanh kêu lên. Bốn chân của chúng trùng xuống, đuôi căng ngang, lông cổ dựng lên, mồm nhe nanh vuốt, trong tư thế luôn sẵn sàng xông vào cắn x/é. Man Hoảng cũng tru lên sẵn sàng ứng chiến.

Thế nhưng hai con sói vẫn không xông lên, chúng giữ nguyên tư thế đó và tru lên những tiếng dài. Tôi hiểu, đây là chiến thuật đe dọa của loài sói. Sói là loài mãnh thú ăn thịt xảo quyệt, khi gặp phải những đối thủ khó đối phó chúng thường sử dụng chiến thuật này.

Tôi đã tận mắt chứng kiến một câu chuyện ngay dưới chân núi tuyết Nhật Khúc Khả: Đó là một cặp vợ chồng sói, đuổi theo một con lợn rừng mẹ và ba con lợn rừng con. Tất nhiên, cặp vợ chồng sói đó rất thèm khát ba chú lợn rừng con, thế nhưng lợn rừng mẹ cũng không phải là một đối thủ dễ đối phó. Da dầy, kèm theo đó là lớp bùn đất lăn lộn từ những đầm lầy, lợn mẹ giống như được khoác lên mình một tấm áo giáp. Hơn nữa, nó có hàm răng sắc nhọn, có thể cắn đ/ứt cả cành cây. Nếu không cẩn thận, con sói nào bị lợn mẹ cắn thì cũng sẽ đ/ứt gân, hở xươ/ng, tổn thương nghiêm trọng. Xuất phát từ bản năng tự vệ, lợn mẹ quyết tâm bảo vệ ba đứa con của mình cho dù phải thịt nát xươ/ng tan.

Hai vợ chồng nhà sói và lợn mẹ đ/á/nh nhau đến ba hiệp, rồi đột nhiên hai bên đều dừng lại. Hai con sói cũng giở tư thế sẵn sàng xông lên trước mặt lợn mẹ, chúng giương to đôi mắt đ/ộc á/c, thè chiếc lưỡi đỏ như m/áu, nghiến đôi hàm răng sắc nhọn và tru lên những tiếng kêu hoang dại. Chúng dùng uy lực áp sát, với mong muốn thu hẹp được vòng vây. Chiêu thức này đối với tâm lý lợn mẹ còn có tác dụng hơn cả móng vuốt của hai con sói. Vài phút sau, đôi mắt lợn mẹ toát lên ánh nhìn sợ hãi, ý chí chiến đấu sụp đổ, kêu lên một tiếng ai oán rồi quay lưng bỏ chạy. Ba con lợn rừng con trở thành bữa ăn ngon lành cho cặp vợ chồng sói.

Không cần chiến đấu mà lấy được quân sĩ của kẻ địch được cho là thượng sách. Cũng cùng một đạo lý đó, đối với lũ sói, không cần chiến đấu mà vẫn có thể có được bữa ăn ngon là thượng sách.

Tôi có cảm giác như hai con sói kia cũng đang sử dụng th/ủ đo/ạn đe dọa tương tự. Mặc dù chúng chiếm ưu thế về số lượng, tuy nhiên lại không dám mạo hiểm để quyết đấu đến cùng với Man Hoảng. Chúng muốn dọa Man Hoảng bỏ chạy, sau đó nhẹ nhàng biến tôi thành bữa tiệc thịt người. Một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng tôi. Nếu ý chí chiến đấu của Man Hoảng sụp đổ, nó cụp đuôi bỏ chạy thật, thì chắc chắn tôi ch*t không có chỗ ch/ôn.

Man Hoảng và hai con sói đối mặt với nhau, cổ và cổ chân của nó đều đã bị sói cào rá/ch, bị thương mấy chỗ liền, vết m/áu dính đầy trên người. Vết đ/au trên cơ thể cũng có thể làm nhụt ý chí chiến đấu. Thế nhưng nó vẫn không hề sợ hãi, tru lên những tiếng dũng mãnh, chiếc đuôi tượng trưng cho tinh thần chiến đấu của chó được dựng thẳng đứng lên, cho thấy nó đang hạ quyết tâm cao độ, không chịu khuất phục. Thậm chí, nó còn chủ động xông về phía hai con sói, răng chó và răng sói va đ/ập vào nhau, phát ra những âm thanh đ/áng s/ợ. Chiến thuật đe dọa của sói thất bại, chúng đành phải xông vào chiến đấu với Man Hoảng lần nữa.

Tôi dần định thần, xua bớt đi nỗi sợ hãi. Tôi nghĩ, cuộc chiến giữa chó và sói trước mặt liên quan trực tiếp đến sự an nguy của bản thân, thế nên mình không thể khoanh tay đứng nhìn như vậy được. Không may, nếu như Man Hoảng bị hai con sói kia hạ gục, e rằng tôi cũng không thể thoát được nanh vuốt của bầy sói.

Tôi không dám đối mặt trực tiếp với lũ sói, nhưng có đứng bên ngoài khua chân múa tay, vung vẩy cành cây khô để cổ vũ. Tôi lấy hết can đảm, cầm cành cây khô lại gần phía con sói, vụt một nhát thật mạnh vào mông nó. Con sói bị tấn công đột ngột từ phía sau, mất tập trung, bật lên giống như châu chấu, đồng thời làm động tác quay vòng trên không trung. Sau đó quay lại cắn tôi một cách hung dữ. Tôi không ngờ rằng, sói lại có thể làm một động tác khó – giống như trong xiếc vậy trên không trung, thế nên không kịp đề phòng. Không để tôi kịp lấy thanh củi khô phòng bị, mõm con sói đó đã tiến sát đến ng/ực tôi, nhằm thẳng yết hầu tôi mà c/ắt. Mặt tôi và con sói đó áp sát với nhau, tôi ngửi thấy mùi tanh nồng phát ra từ miệng con sói. Tôi muốn lùi lại phía sau để né tránh, thế nhưng vì sợ hãi nên người tôi trở nên cứng như gỗ, không thể nhúc nhích.

Răng con sói sắp sửa chạm được vào yết hầu của tôi, nhưng đột nhiên, đầu của nó bị kéo ngược về phía sau, nó trợn mắt cảm giác như rất khó chịu, rồi phát ra tiếng kêu đến rợn người, ngã xuống nền đất.

Tôi định thần lại, hóa ra Man Hoảng đã cắn ch/ặt đuôi con vật từ phía sau, lôi nó xuống khỏi người tôi. Con sói còn lại thấy đồng loại gặp nạn, lập tức định xông ra trợ giúp, nó lao tới, phi lên người Man Hoảng, há miệng cắn vào đầu con chó. Mặc dù bị một cú tấn công bất ngờ, đ/au tới mức toàn thân co rút, nhưng Man Hoảng vẫn cắn ch/ặt răng không chịu buông tha con vật.

Thế rồi tiếng đuôi bị cắn đ/ứt phát ra, con sói đ/au đớn lăn lộn trên nền đất. Tôi như chợt bừng tỉnh, tay cầm thanh củi khô xua hết bên trái rồi lại sang bên phải và xông lên. Con sói đang đu trên mình Man Hoảng thấy tình thế có vẻ bất lợi, trong 36 kế chuồn là thượng sách, nó cúp đuôi chạy thẳng. Con sói bị đ/ứt đuôi thấy thể lực của mình đã giảm sút, nên cũng đành phải cụp chiếc đuôi đang gỉ m/áu bỏ chạy vào rừng sâu.

Man Hoảng nhả chiếc đuôi sói vừa bị đ/ứt ra, hướng về phía sói bỏ chạy tru lên một hồi dài, giống như đang châm chọc kẻ thua cuộc.

Sau khi về đến trạm quan sát, tôi bắt đầu kiểm tra các vết thương của Man Hoảng. Toàn thân nó có chín vết thương, mặc dù không nằm ở những chỗ đáng lo ngại, thế nhưng m/áu chảy rất nhiều. Vậy mà nó vẫn rất kiên cường đ/á/nh nhau với sói, quả không hổ danh là anh hùng trong thế giới loài chó.

Đáng tiếc rằng, nó không giống như những con chó của những gia đình khác – có thể nũng nịu chủ nhân. Nó chưa bao giờ chạy vào lòng và liếm khuôn mặt tôi, cho dù có phải cách xa nhau vài ngày mới gặp lại. Nó cũng không bao giờ nhảy lên người tôi và hôn hít. Chỉ cần nó nằm im bên cạnh tôi một lúc là đã thể hiện rõ nhất sự thân mật với tôi rồi.

Thế nhưng, điều lạ hơn cả là nó không biết vẫy đuôi. Không không, không phải là nó không biết vẫy đuôi, mà là không biết vẫy đuôi ngoáy tít như một bông hoa giống như những chú chó nhà khác, vẫy đuôi là cách biểu thị sự nghe lời và kính yêu đối với chủ nhân. Trước mặt tôi, cái đuôi của nó giống như một con rắn cứng đơ, hoặc là dựng thẳng lên, hoặc là cụp xuống, vẫy vẫy một cách cứng ngắc, chưa bao giờ nó vẫy mạnh hoặc ngoáy tít. Nó là một con chó Ngao Tây Tạng đã độ h/ồn thất bại, Cường Ba nói với tôi rằng, tất cả những con chó độ h/ồn không thành công đuôi đều cứng ngắc như vậy.

Chẳng mấy chốc tôi đã lĩnh hội được thế nào một con chó độ h/ồn thất bại.

Dũng cảm và dã man, lẽ ra hai phẩm chất đó không thể đồng hành, thế nhưng nó lại tồn tại cả hai ngay trong con người Man Hoảng.

Có một lần, có một cô gái đãi vàng bế theo một đứa trẻ sơ sinh đi ngang qua trạm quan sát. Hôm đó, vừa hay tôi lại có nhà, thế nên cô gái đã vào xin một bát nước. Tại nơi hoang vu hẻo lánh, gặp được nơi có người thì việc dừng chân lại xin nước và nghỉ ngơi là một việc hết sức bình thường. Tôi nhiệt tình mời cô gái vào trong lều. Không ngờ, khi cô gái vừa mới đặt một chân qua hàng rào, Man Hoảng khi đó đang bị xích ngay dưới cây cột trước cổng quắc mắt lên, nhe răng vuốt và phát ra những tiếng gầm gừ.

Tôi liền quát: “Hư nào, không được sủa lung tung.” Thế nhưng nó dường như bỏ ngoài tai những lời tôi nói, vẫn gầm gừ những tiếng khiến người ta phải dựng tóc gáy.

Có lẽ cô gái đào vàng e ngại rằng tiếng chó sủa sẽ làm đứa trẻ trong vòng tay tỉnh giấc, nên khi đi ngang qua cây cột xích Man Hoảng, cô đã ra hiệu cho nó ngừng sủa, còn dậm dậm đôi chân vờ dọa nạt. Hành động này giống như ngọn lửa châm ngòi cho bánh pháo, Man Hoảng sủa lên một tràng dài, giống như một con mãnh thú đang nổi gi/ận, lồng về phía trước. Nó càng nhoài người về phía trước, sợi xích càng thít ch/ặt cổ, tiếng chó sủa bị ngắt quãng giữa chừng. Đôi mắt nó lúc này lồi ra như mắt cá vàng, sự cọ xát của sợi xích khiến cho lông trước cổ nó rụng xuống, thế nhưng dường như nó không biết đ/au, vẫn nhoài người về phía trước và sủa. Bộ dạng hung dữ lúc này của nó, nếu như không có sợi xích níu kéo lại chắc chắn nó sẽ lao về phía cô gái và cắn x/é

Danh sách chương

3 chương
04/04/2025 14:28
0
04/04/2025 14:26
0
04/04/2025 14:25
0

Có thể bạn quan tâm

Bình luận

Bình luận Facebook

Tài khoản của bạn bị hạn chế bình luận
Hủy
Xem thêm bình luận
Bình luận