Cụ tôi vừa dứt lời, Trần M/ù đã ngậm ch/ặt miệng lại, tay hất ngược vạt áo lau vệt nước dãi chảy dài.
Ông ta trèo lên sập đất, trên thắt lưng đeo một chiếc trống lắc mà càng nhìn tôi càng thấy quen.
Tựa như đồ chơi của Tiểu Đậu Tử.
Tiểu Đậu Tử là cháu đích tôn của ông Ba tôi, hai năm trước đột nhiên mất tích, đến giờ chưa tìm thấy.
Tôi vô thức dán mắt vào chiếc trống, Trần M/ù như phát hiện ra ánh nhìn của tôi, ông tháo trống lắc trên thắt lưng xuống, giọng khàn khàn:
“Muốn cái này hả? Cho mày đấy!”
Tiếng cười “khè khè” của ông ta vang lên chói tai, tựa như đang giấu giếm âm mưu gì. Tôi không dám đón lấy, giả vờ lờ đi.
Thấy vậy, Trần M/ù treo trống trở lại, lẩm bẩm:
“Không nhận? Đúng là đồ phản phúc!”
Vừa dứt lời, Trần Bá và Lý Bà đã liếc nhau, nét mặt thoáng chút ngại ngùng.
Trần Bá vội nói:
“Chị cả, tôi ra sân phụ việc một tay.”
Lý Bà cũng đứng dậy:
“Tôi cũng đi vận động chút, ngồi lâu mỏi cả lưng.”
Hai người họ nhanh chân bước xuống sập, khuất dạng ngoài sân.
Trần M/ù trợn mắt lên trần, giọng lạnh tanh:
“Thấy tôi như thấy ôn thần, đúng là đồ vô phúc!”
Cụ tôi quắc mắt:
“Im miệng lại!”
Trần M/ù bỗng nhoẻn miệng cười:
“Chị cả à, không ngờ chị còn nhớ đến tôi.”
“Cũng không uổng công ta năm xưa giúp chị một tay.”
Cụ tôi mặt như bưng:
“Cứ ngoan ngoãn nghe lời, bảo đảm no cơm ấm cật.”
Khi phát ngôn, đôi mắt bà như d/ao c/ắt xoáy vào lũ trẻ chúng tôi.
Trần M/ù gật đầu lia lịa:
“Được! Được! Tin chị!”
Cụ tôi liền sán lại gần thì thầm vài câu.
Trần M/ù gật đầu như máy, nụ cười trở nên q/uỷ dị.
Tôi sợ hãi lảng ra sân chơi.
Đến tối, sân nhà bày mười mâm cỗ, mỗi mâm sáu món thịnh soạn.
Cụ tôi ngồi chủ tọa, cùng bàn toàn các cụ cao niên.
Tôi ngồi chung mâm với ông nội.
Cả bữa, ông không rời mắt khỏi Cụ, sợ bà hóa thành yêu quái.
Ông đã chuẩn bị sẵn dây thừng trong kho, hẹn trước với mấy thanh niên: hễ Cụ trở mặt hóa yêu, lập tức xiết cổ cho ch*t.
Mâm cao cỗ đầy toàn thịt cá.
Tôi ăn ngấu nghiến, miếng thịt thơm lừng.
Bữa tiệc tàn sau nửa đêm, Cụ tôi vẫn bình an vô sự, dân làng lục đục ra về.
Bình luận
Bình luận Facebook