Từ Uyển không ngừng tự làm tổn thương mình, để chứng minh bố mẹ tôi, còn có Lục Thành yêu thương cô ấy.
Còn rất có tác dụng.
Mẹ tôi quỳ trước mặt tôi, c/ầu x/in tôi đừng tiếp cận bọn họ nữa.
Khi tôi rời khỏi bệ/nh viện, bố mẹ tôi ôm Từ Uyển khóc lóc thảm thương.
Bố tôi nói: “Không khóc nữa, không khóc nữa, sau này nó sẽ không đến b/ắt n/ạt con nữa đâu.”
Có lẽ về căn bản bố mẹ tôi không bận tâm đến những lời nói bôi nhọ tôi rốt cuộc là thật hay không
Giống như khi còn nhỏ, thời đi học, bị người khác b/ắt n/ạt, về đến nhà bố tôi chỉ biết chất vấn tôi: “Tại sao bọn nó không b/ắt n/ạt người khác lại b/ắt n/ạt mày, mày suy nghĩ lại đi, có phải là do bản thân có vấn đề gì không.”
Có lẽ không phải bố mẹ không yêu tôi, chỉ là chưa đủ yêu mà thôi.
Tình yêu của họ là cần tôi ngoan ngoãn,là ưu tú để đổi lấy.
……
Về đến phòng bệ/nh, thầy của tôi đang đợi tôi.
"Nha đầu thối. Nếu không phải bác sĩ Trình gọi cho thầy, thầy cũng không biết con lẻn ra ngoài." Thầy tôi cau mày, tức gi/ận nói: "sức khoẻ của em như thế này, sao không ở bệ/nh viện phối hợp điều trị, ra ngoài làm gì?"
Tôi ngẩng đầu nhìn thầy mỉm cười: “Thầy, đột nhiên con cảm thấy thầy đã già đi rất nhiều. Lần đầu tiên nhìn thấy thầy, thầy vẫn là một anh chàng tuấn tú, nhưng sao bây giờ tóc chẳng còn mấy sợi nữa.”
“Lần đầu tiên con gặp thầy đã là chuyện của hai mươi năm về trước, nếu ta không già đi, chẳng phải đã trở thành một con quái vật sao?” Thầy thở dài, rồi lại buồn bã nói: “Thầy cũng không ngờ, tiểu nha đầu g/ầy gò năm đó lại trở thành một viên cảnh sát nhân dân có khả năng đảm nhận những trách nhiệm quan trọng, còn do đích thân ta dẫn dắt."
Hai mươi năm trước, thầy tôi vẫn còn là một thanh niên non nớt mới ra đời, làm công an ở đồn công an gần nhà.
Tôi gặp một đám c/ôn đ/ồ trong ngõ hẻm, chúng muốn cư/ớp tiền học phí của tôi, tôi bị chúng đ/á/nh g/ãy một cánh tay mà vẫn không được buông tha.
Thầy tôi xuất hiện và c/ứu tôi, muốn đưa tôi đến bệ/nh viện nhưng tôi không chịu.
Tôi nói: “Cháu không được tiêu nhiều tiền, không bố cháu sẽ rất tức gi/ận.”
Tôi cảm ơn thầy, nhặt cặp sách trên đất lên và đi về nhà.
Sau khi về đến nhà, tôi bị m/ắng một trận vì đồng phục học sinh bị rá/ch.
Mẹ vừa khâu vá vừa khóc: “Rá/ch thành ra thế này, bố con mà về xem có đ/á/nh ch*t con không”.
M/ua đồng phục mới phải tốn tiền, trong gia đình này, mở miệng xin tiền là một tội lỗi.
Nhưng khi bố tôi về, mẹ vẫn giấu bộ đồng phục học sinh rá/ch nát của tôi đi, không cho bố nhìn thấy.
Ký ức tuổi thơ của tôi thực sự rất đen tối và suy đồi.
Bố tôi là công nhân nhà máy điện, còn mẹ tôi làm công nhân quét dọn vệ sinh ở chợ.
Những tháng ngày nghèo rớt mồng tơi, khi còn nhỏ sức khỏe của tôi không được tốt, tiêu tốn rất nhiều tiền.
Câu nói cửa miệng mà bố tôi hay nhắc đến đó là: “Đẻ đứa con gái chính là để đòi n/ợ. Không dễ dàng nuôi lớn, trưởng thành rồi lấy chồng, chẳng có ích gì.”
Bố đã quen viết từng khoản chi tiêu trước bàn ăn, phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống.
Mà tôi cũng đã quen rồi, quen nghe từng con số ông viết, bị ông càm ràm.
Cuộc sống của những người bình thường chính là lo lắng về nhu cầu thiết yếu hàng ngày như đồ ăn, gạo, dầu muối.
Mãi cho đến khi tôi thi được vào trường trung học tốt nhất thành phố, lấy được vô số danh hiệu về nhà, cặp lông mày cau có của bố mẹ mới được thả lỏng.
"Sau này làm cảnh sát có ích lợi gì."
"Một tháng bận rộn làm việc ki/ếm được mấy đồng bạc?"
"Có m/ua được một căn nhà mười mét vuông không?"
Bố tôi tức gi/ận đến mức dùng chổi đ/á/nh tôi, h/ận không thể đuổi tôi ra khỏi nhà.
Chính thầy tôi đã đến kịp thời, thuyết phục bố tôi rất lâu.
Thầy tôi dẫn tôi đi chơi, tìm một nhà hàng.
Thầy m/ua cho tôi một chiếc bánh gato, chỉ có thầy nhớ, hôm đó là ngày sinh nhật của tôi.
"Cháu đúng là đứa cố chấp, ương ngạnh, từ nhỏ đã bị cha cháu đ/á/nh không biết bao nhiêu lần rồi mà không biết chịu nhượng bộ."
“Được rồi, nói cho chú biết, tại sao cháu lại muốn thi Đại học Công an?” Thầy tôi hỏi tôi
Tôi cúi đầu ăn bánh, nghẹn ngào nói: “Muốn giống chú, bảo về những người như cháu.”
Thầy tôi thở dài và không nói gì nữa.
Trong những ngày u ám không ánh sáng, tình cảnh hỗn lo/ạn, làm một người giống như thầy tôi, đi qua các đường to ngõ nhỏ.
Bảo vệ những người phụ nữ bị đối xử b/ạo l/ực, cảnh cáo kẻ bạo hành: “Tôi sẽ đến bất cứ lúc nào, nếu anh còn tái phạm tôi sẽ bắt giữ ngay lập tức”.
Bảo vệ những thiếu nữ bị b/ạo l/ực, lăng mạ, khuyên giải một cách nhẫn nại: "Cho dù ông là cha ruột của cô bé, ông cũng không thể ra tay tà/n nh/ẫn như vậy. Điều đó là vi phạm pháp luật, ông hiểu không?"
Thầy ngồi xổm trên đường vừa ăn cơm hộp, vừa uống trà mát lạnh, nhìn thấy ông già bị tr/ộm mất ví, liền chạy tới.
Bình luận
Bình luận Facebook