Thể loại
Đóng
- TocTruyen
- Tranh Giành Vinh Quang
- Chương 9+10
Tìm kiếm gần đây
9.
Phó Như Nguyệt ngất xỉu và được đưa đi cấp c/ứu.
Bên ngoài phòng bệ/nh, bác sĩ đang trách móc ba mẹ tôi.
"Gần đây, tỷ lệ mắc bệ/nh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa, thanh thiếu niên cũng có nguy cơ mắc bệ/nh rất cao, các bậc ba mẹ phải giám sát con cái..."
Thói quen ăn uống của Phó Như Nguyệt luôn rất đ/áng s/ợ, chị ta không bao giờ uống nước lọc, chỉ uống trà sữa, coca và nước trái cây. Chị ta chê đồ ăn ở căng tin không ngon và thường xuyên ăn đồ chiên rán và bánh ngọt thay cơm.
Theo lời chị ta nói với hệ thống: "Dù sao cũng không b/éo lên, vậy thì cứ ăn những gì mình thích thôi."
Nhưng lúc này, trong phòng bệ/nh, Phó Như Nguyệt không hề có ý định hối cải.
Chị ta đang đi/ên cuồ/ng gọi hệ thống.
Hệ thống cũng biết không thể che giấu thêm được nữa nên quyết định giả ch*t, hoàn toàn không trả lời.
Ngày thứ ba mất liên lạc với hệ thống, Phó Như Nguyệt hoảng lo/ạn.
Chị ta vội vã xuất viện, muốn học hành chăm chỉ.
Mặc dù kết quả kỳ thi lớn vừa rồi rất tệ, nhưng chị ta đã viện cớ rằng đó là do vấn đề sức khỏe. Vì chị ta thực sự đã ngất xỉu và phải nhập viện nên vẫn có nhiều người tin lời chị ta.
Ngày thi đại học càng đến gần, giờ đây hệ thống không thể giúp chị ta nữa, chị ta phải tự bảo vệ thành tích của mình.
Tôi lạnh lùng nhìn Phó Như Nguyệt, nhìn chị ta lôi ra tất cả những cuốn sách bài tập trống rỗng, cố gắng học tập.
Nhưng thói quen của một người trong suốt mười tám năm qua đã ăn sâu vào m/áu.
Một người đã quen với việc không cần nỗ lực mà vẫn có được mọi thứ thì không thể chịu đựng được sự vất vả của việc "gieo nhân nào gặt quả nấy".
Chị ta không thể dậy sớm để chạy bộ vào buổi sáng, cũng không thể thức khuya để làm bài tập.
Trong suốt thời gian dài trước đây, khi tôi đang học thì chị ta lại đang lướt điện thoại một cách thờ ơ. Cách tiếp nhận thông tin rời rạc đã làm xói mòn sự kiên nhẫn của chị ta, thậm chí chị ta còn không thể tập trung chú ý trong một thời gian dài.
Trước kỳ thi đại học, mỗi lần thi thử, thành tích của Phó Như Nguyệt ngày càng kém đi.
Còn tôi thì không ngừng tiến bộ, thứ hạng ngày càng cao.
Cuối cùng, ngày trước kỳ thi đại học cũng đến.
Ba mẹ đã chuẩn bị sẵn bữa sáng cho hai chúng tôi.
Như thường lệ, bữa sáng của tôi là hai lát bánh mì phết mứt, một cốc sữa và một quả trứng.
Khi ăn bánh mì, tôi cảm thấy vị ngọt của nó có gì đó không ổn.
Nhưng vì toàn bộ sự chú ý của tôi đều đổ dồn vào kỳ thi sắp tới, khi tôi nhận ra thì đã ăn gần hết lát bánh mì.
Tôi và Phó Như Nguyệt cùng nhau đến địa điểm thi.
Gần đây, chúng tôi ít giao tiếp với nhau, chị ta không có tinh thần để nói chuyện với tôi và tôi cũng không muốn đối phó với chị ta. Nhưng có lẽ là trò đùa của số phận, chúng tôi lại được xếp vào cùng một phòng thi.
Ngồi vào chỗ, tôi sắp xếp đồ dùng học tập và giấy báo dự thi rồi hồi hộp chờ đợi kỳ thi bắt đầu.
Đột nhiên, tôi cảm thấy cổ mình ngứa ran, không nhịn được đưa tay lên gãi.
Không ngờ càng gãi lại càng ngứa hơn, tôi dùng lực mạnh hơn và khi buông tay ra, đầu ngón tay đã đỏ rực.
Chảy m/áu rồi.
Tôi vừa định giơ tay lên thì cô gái bên cạnh đã kêu lên: "Cô ơi, cậu ấy..."
Tôi không nghe rõ bạn gái đó nói gì.
Vì giây tiếp theo, tôi đã cảm thấy cổ họng sưng lên và khó thở.
Khoảnh khắc ngã quỵ xuống ghế, hình ảnh cuối cùng tôi nhìn thấy là Phó Như Nguyệt quay đầu lại, lặng lẽ nhìn tôi.
Ánh mắt đó vừa đ/ộc á/c lại vừa đi/ên cuồ/ng.
Tôi hiểu rồi.
Câu nói trong ánh mắt chị ta là - "Nếu tao không tốt thì mày cũng đừng hòng tốt đẹp."
Ý thức dần mờ nhạt, tôi ngất đi.
10.
Tôi nằm viện hai ngày.
Đúng vào hai ngày diễn ra kỳ thi đại học.
Sự kiện trọng đại được cả nước quan tâm này, trận chiến định mệnh mà tôi đã phấn đấu suốt mười hai năm, cứ thế nhẹ nhàng vuột khỏi tầm tay tôi.
Sau kỳ thi, Hứa Tiểu Nhiễm và các bạn đến thăm tôi, đ/au lòng hỏi: "Sao cậu lại đột nhiên bị dị ứng trong phòng thi?"
Sự thật rất đơn giản.
Tôi bị dị ứng nặng với xoài và hôm đó, Phó Như Nguyệt đã trộn xoài vào mứt dâu tây của tôi từ trước.
Chị ta biết, chỉ cần tôi bước vào phòng thi đó, tôi chắc chắn sẽ đạt điểm cao, bạn bè sẽ ngưỡng m/ộ tôi, giáo viên sẽ khen ngợi tôi, thậm chí hiệu trưởng có thể tổ chức họp báo để thảo luận về việc một học sinh kém đã lội ngược dòng thành công chỉ trong ba tháng nhờ nỗ lực của bản thân.
Và đó là điều chị ta tuyệt đối không thể chịu đựng được.
Khi kết quả thi được công bố, Phó Như Nguyệt cũng đạt điểm rất kém. Một người từng nhiều lần đạt vị trí số một toàn thành phố như chị ta, lần này chỉ đủ điểm để vào một trường đại học hạng ba.
Tôi nghe thấy chị ta vừa khóc vừa giải thích với họ hàng và bạn bè bên ngoài phòng bệ/nh.
"Tôi và Như Tinh ở cùng phòng thi, em ấy đột nhiên lên cơn dị ứng và được đưa đi, tôi hoàn toàn không còn tâm trí làm bài, thậm chí không thể đọc nổi đề, đầu óc chỉ toàn nghĩ đến Như Tinh..."
Phần lớn họ hàng và bạn bè đều không biết về việc Phó Như Nguyệt tụt dốc trong ba tháng cuối, nghe vậy đều tỏ ra thông cảm: "Đúng vậy, từ nhỏ đến lớn học Như Nguyệt luôn học hành rất giỏi, lần này chắc chắn là bị ảnh hưởng rồi."
"Như Nguyệt thật là một người chị tốt, luôn lo lắng cho Như Tinh."
Tôi nằm trên giường bệ/nh, lặng lẽ nắm ch/ặt góc chăn, các ngón tay trắng bệch vì dùng quá nhiều lực.
...
Gia đình tôi rơi vào cuộc thảo luận.
Về tương lai của tôi, chắc chắn không có gì phải bàn cãi - học lại một năm và thi lại vào năm sau.
Nhưng về Phó Như Nguyệt, mọi người tranh luận không ngừng.
Ba mẹ đều đề nghị cho Phó Như Nguyệt cũng học lại một năm, xét cho cùng thành tích của chị ta luôn rất tốt, từng có khả năng vào được những trường đại học hàng đầu, giờ lại phải vào một trường hạng ba, thật đáng tiếc.
Chỉ có Phó Như Nguyệt là kiên quyết không muốn học lại, nói rằng sẽ đi học ở trường hiện tại.
Ba mẹ đều không hiểu lựa chọn của chị ta, chỉ có tôi hiểu rõ.
Phó Như Nguyệt không thể chịu đựng được sự vất vả của việc học lại, nếu thi lại vào năm sau, thành tích của chị ta có thể còn tệ hơn năm nay.
Ba mẹ khuyên nhủ nhiều lần, thấy Phó Như Nguyệt nhất quyết không chịu học lại cũng không thể ép buộc chị ta nưa, đành thở dài đồng ý.
Ngay ngày hôm sau, khi mọi người nghĩ rằng mọi chuyện đã được giải quyết thì Phó Như Nguyệt lại đột nhiên tìm đến ba mẹ.
"Con đã suy nghĩ kỹ rồi, con sẽ đi học lại cùng em gái."
Ba mẹ không hiểu tại sao Phó Như Nguyệt lại thay đổi quyết định chỉ sau một đêm, nhưng thấy chị ta cuối cùng cũng đồng ý và dường như đã lấy lại tinh thần, họ không khỏi vui mừng.
Và thế là, ba mẹ lái xe đưa tôi và Phó Như Nguyệt đến trường học lại.
Trên đường đi, Phó Như Nguyệt nhìn phong cảnh bên ngoài cửa sổ, cứ ngân nga hát.
"Chị, chị có vẻ rất vui nhỉ." Tôi nói nhỏ.
Tâm trạng của Phó Như Nguyệt rất tốt: "Ừ, chị thực sự rất vui."
Làm sao có thể không vui chứ?
Lý do chị ta nói với ba mẹ rằng mình sẵn sàng đi học lại là vì đã tìm thấy một tờ giấy nhắn trên bàn học.
"Hệ thống đang trong thời gian bảo trì, vào tháng sáu năm sau, hệ thống sẽ hoạt động bình thường trở lại."
Nghĩa là, trước kỳ thi đại học năm sau, hệ thống sẽ quay trở lại.
Chương 49
Chương 30
Chương 19
Chương 27
Chapter 112
Chương 22
Chương 14
Chương 24.
Nền
Cỡ chữ
Giãn dòng
Kiểu chữ
Bạn đã đọc được 0% chương này. Bạn có muốn tiếp tục từ vị trí đang đọc?
Bạn cần có tài khoản để sử dụng tính năng này
Đăng nhập ngay
Bình luận
Bình luận Facebook