8.
Trước khi vào nhà, tôi kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn cái cà vạt giấu trong cặp sách sẽ không bị phát hiện ra.
Sau đó, tôi giơ tay lên gõ cửa.
Bên trong có tiếng người đi ra, kèm theo tiếng dép là tiếng phàn nàn mất kiên nhẫn.
“Gõ gõ gõ, giục gì giục lắm thế!”
Người phụ nữ đang loẹt quẹt đôi dép ra mở cửa là mẹ kế của tôi.
Bà hừ một tiếng, nói:
“Sao giờ này mới trở về, không phần cơm cho con đâu đấy.”
Tôi nhẹ nhàng gật đầu: “Dạ, con trực nhật nên về muộn, không sao, con cũng không đói bụng.”
Đang định trở về phòng, còn chưa đi được hai bước đã bị ai đó gọi lại.
Bố ngồi bên cạnh bàn ăn, vẫy tay với tôi, “Tiểu Noãn, vào đây.”
Tuy ở nhà ông ấy gọi tên hồi nhỏ của tôi, nhưng giọng điệu lại vẫn giống y như lúc ở trong trường học.
Không sai, bố của tôi là chủ nhiệm khối của trường.
Cũng chính là vị thầy giáo coi trọng kỷ luật, ph/ạt tôi đứng ngoài cửa lớp nâng cặp trên đầu.
Ông ấy đối xử với tôi rất nghiêm khắc, ở trong nhà cũng không thiếu được giáo dục p–hê bình.
Từ trước đến nay tôi vẫn luôn s–ợ bố mình, bây giờ cũng chỉ có thể kiên trì đứng lại.
Đơn giản chỉ là trách tôi về muộn, không có phép tắc, đều là mấy lời nói trách móc thường ngày.
Tôi cúi đầu nghe một lúc lâu, ông ấy hắng giọng một tiếng, bước vào chủ đề chính.
“Rốt cuộc lúc đó con với Chu Kỳ có chuyện gì vậy, bố không hỏi, nhưng con vẫn phải hiểu được.”
Ông nhìn tôi chằm chằm, nói: “Không có lửa thì sao có khói, một bàn tay không vỗ được thành tiếng.”
“Nếu như con chăm chỉ, chuyên tâm học tập, cho dù trời sập cũng sẽ không ảnh hưởng đến con. Cho dù Chu Kỳ có chơi đùa thế nào đi nữa, con cũng cứ mặc kệ cậu ta là được, không cần mất công đổi chỗ như vậy, khoảng thời gian đó không bằng học thêm mấy công thức quan trọng, thành tích của con cũng không hạ xuống nhiều như vậy.”
“Cuối cùng thì con phải tự tìm ra vấn đề của bản thân mình, tỉnh táo lại, có nghe bố nói gì không?”
“……Nghe rồi ạ.”
Nghe thấy câu trả lời của tôi, bố tôi thỏa mãn tổng kết lại.
“Việc đã đến nước này, cứ như vậy đi, cuối tuần sẽ có bạn học mới chuyển đến lớp học, đến lúc đó sẽ xếp cho con ngồi cùng bàn với bạn ấy, con phải làm gương cho tốt, dẫn dắt bạn ấy học tập.”
Bố tôi uống một hớp nước, đứng dậy vỗ vỗ bờ vai của tôi.
“Tiểu Noãn, bố là giáo viên, dù bố có làm gì thì cũng chỉ muốn tốt cho con, con hiểu chuyện như thế, cho nên sẽ không làm cho bố thất vọng, đúng không?”
“…..”
Nếu như là ngày thường, tôi sẽ gật đầu tỏ vẻ đồng ý, bố đúng hết.
Nhưng bây giờ, làm thế nào tôi cũng không thể mở miệng ra được.
Lại là như thế.
Đơn giản vì ông ấy là giáo viên, mà tôi là học sinh còn đang đọc sách trong trường học, cho nên tất cả mọi chuyện đều phải làm được tốt nhất.
Thành tích nhất định phải xuất sắc, trong lúc sinh hoạt phải biết chăm sóc các bạn học.
Tôi chỉ là công cụ để bố bù đắp những sai sót trong công việc, là bộ mặt và tác phẩm của người làm giáo viên.
Nhưng làm những chuyện này, tôi lại không được khích lệ và quan tâm.
Bởi vì là con của mình, cho nên có thể ră–n dạy không chút ki–êng k–ỵ, dùng cách này để cảnh cáo những bạn học khác.
Cho dù chịu t—-ổn thươ—ng kh—ổ s//ở, cũng sẽ bị dạy là người tài giỏi phải làm được nhiều việc hơn, chịu thiệt thòi mới là phúc.
Dùng sự tủ//i th//ân của người nhà để thỏa mãn mục đích của mình.
Rất nhiều phụ huynh đã tán dương bố, nói ông là một giáo viên tận tận lực, có phương pháp giáo dục tốt, chắc hẳn cũng sẽ dạy dỗ con mình thật tốt.
Nhưng chỉ có tôi biết được, ông ấy không phải một người bố hợp cách.
Mệnh lệnh được giao xuống, ông ấy chỉ cần tôi tuân thủ, ý kiến của tôi có hay không không quan trọng.
“Lát nữa đi rửa bát đi, sau đó trở về phòng ôn tập cho tốt, thi cuối kỳ đừng tụt hạng nữa.”
Nói xong, ông ấy thản nhiên rời đi.
Mà tôi vẫn im lặng đứng ở đó.
Bình luận
Bình luận Facebook