Bảo làm sao mà phòng triển lãm đặc biệt của [Con Trai Có Hiếu] lại nối liền tới chỗ này, cả hai vốn đều là những phong tục dân gian tàn khốc tương tự như nhau.
Như vậy thì những tập tục vứt bỏ người già ở nơi núi cao hoang vu hẻo lánh cũng không hề hiếm gặp, ví dụ như là M/ộ Chum, Hỷ Thọ Phạn*, Bài Ca Núi Narayama* của người Nhật Bản, đều có những ghi chép về các tập tục cổ xưa tương tự như vậy, ở thời cổ đại chiến lo/ạn liên miên, xảy ra nhiều chuyện không may, hay gặp phải năm hạn xảy ra nhiều tai họa, có người còn ăn cả thịt người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác để xoa dịu cơn đói, chứ đừng nói đến nuôi người già.
*Hỷ Thọ Phạn: Là một bát cơm với rau, thịt và trộn với th/uốc (đ/ộc). Theo tục lệ Trung Quốc ở một số vùng thời xưa, khi trong nhà có người già trên bảy mươi tuổi mà con cái không còn sức nuôi sống người đó nữa thì con cái họ sẽ mời họ ăn Hỷ Thọ Phạn vào dịp Tết Nguyên Đán. Người già sẽ dậy từ sáng sớm, nấu Hỷ Thọ Phạn, rồi được con cái cho tiền đi m/ua vải liệm, tiền giấy và vòng hoa… và cả th/uốc đ/ộc. Người già sau khi về nhà sẽ thay sẵn quần áo, đặt vòng hoa và tiền giấy trước cửa rồi tự tay trộn th/uốc vào cơm, ăn xong bước ra ngoài, nằm xuống ngôi m/ộ đã đào sẵn, lặng lẽ chờ đợi chất đ/ộc có tác dụng. Việc các con phải làm chỉ là đợi chiều về, lấp đất vào ngôi m/ộ, đ/ốt tiền giấy, cắm vòng hoa mà không cần phải tốn công sức gì thêm. Hỷ Thọ Phạn thực chất là bữa trưa cuối cùng mà những người già này tự chuẩn bị cho mình vì không muốn tạo gánh nặng cho con cái.
*Bài Ca Núi Narayama: Là một bộ phim Nhật Bản năm 1983 đạo diễn bởi Shōhei Imamura. Không gian phim được tái dựng trên nền ca kịch truyền thống kabuki của Nhật với chủ đề là cuộc sống quá đỗi khó khăn ở một làng miền núi Nhật. Đói kém quanh năm. Ở đó, dân làng tuân theo một tục lệ truyền đời: đem những người trên 70 sang phía bên kia sườn núi và bỏ mặc họ đến ch*t. Người mẹ già Orin cả đời vất vả, biết rằng mình sống thọ lắm rồi và không muốn thành gánh nặng cho con nên đã đến lúc phải lên núi Narayama. Thế nhưng bà không hề bận tâm về điều đó, mà chỉ canh cánh chuyện tục huyền cho con trai cả Tatsuhei. Bà còn tìm một cô gái để giúp con trai thứ được trải nghiệm thú hoan lạc nam nữ. Thu xếp việc nhà xong, bà đ/ập nát hàm răng còn tốt của mình vào đ/á để thuyết phục người con trai là bà giờ chẳng còn ích lợi gì cho con cháu. Dù rất thương mẹ mình và hoàn toàn không muốn, nhưng là vì “truyền thống”, Tatsuhei đành cõng mẹ lên núi. Trên đường đi Tatsuhei rất đ/au lòng nhưng Orin lặng lẽ chấp nhận số phận. Trong khi đó, một người hàng xóm của bà lại quyết liệt chống lại số mệnh của mình...
Tôi nhìn quay bốn phía đ/á/nh giá căn m/ộ chum này, muốn tìm được cách để bò ra khỏi nơi này.
Nếu đã là căn phòng triển lãm, không phải là cạm bẫy gì đó thì chắc chắn sẽ không nh/ốt người ta ở bên trong mặc kệ thói thường, hơn nữa cả đường đi tới đây, tôi cũng dần dần hiểu rõ một số quy tắc bí mật ở trong phòng triển lãm này —— mỗi một căn phòng triển lãm trông thì có vẻ q/uỷ dị, khủng bố, nhưng thực ra đều có cách để thoát ra, chỉ là phải dùng đến lối tư duy siêu việt lạ thường, khiến người ta khó bề tưởng tượng nổi mà thôi.
Không gian bên trong m/ộ chum không hề lớn, chỉ khoảng chừng mười mét vuông, ở giữa có trải một đám cỏ khô, bên cạnh còn có một số vật phẩm trưng bày như là bát đũa, ngoài ra thì cũng chẳng có thứ gì khác, cả căn phòng trống không, trừ những thứ được ánh đèn le lói từ bên trên cửa sổ rọi xuống ra thì tôi không nhìn rõ được thứ gì nữa.
Tôi vừa cầm điện thoại, tiếp tục kết nối với phòng phát sóng trực tiếp, vừa cố gắng nhìn quanh tìm xem trong căn phòng này có cơ quan gì đặc biệt hay không.
Bỗng nhiên, khu vực bình luận trở nên sôi nổi đã nhắc nhở tôi.
“Chủ phòng, trên tường hình như có thứ gì đó!”
Tôi lập tức quay lại và đi về phía bức tường theo như lời chỉ dẫn ở trên bình luận, sau đó liền phát hiện ra căn phòng này không hề có kết cấu bốn mặt, bốn góc truyền thống, cũng không có hình tròn giống như m/ộ chum bình thường, mà nó có hình bát giác vô cùng kỳ dị, mỗi bức tường trong số tám mặt đều có một cái lỗ nhỏ, hình như là dùng để thông khí.
Mà lúc này, trên bức tường ngay trước mắt tôi có một tấm giấy to màu vàng được dán xiêu xiêu vẹo vẹo, trên giấy là mực trắng được viết gì đó, tôi tới gần, dùng ánh sáng điện thoại soi vào thì mới nhìn rõ được nét chữ trên đó.
[Những Quy Tắc Chung Dành Cho Bệ/nh Nhân Của Bệ/nh Viện T/âm Th/ần Mạc Hồ]
Mà bốn chữ “Bệ/nh Viện T/âm Th/ần” trong đó được gạch đi, thay vào đó năm chữ “Phòng Triển Lãm Phong Tục Dân Gian Mạc Hồ*” được viết ở bên cạnh, ngoài ra bốn chữ “Những Quy Tắc Chung Dành Cho Bệ/nh Nhân*” cũng bị gạch đi, thay vào đó là “Quy Chế Quản Lý Vật Phẩm Trưng Bày” được viết ở đằng sau.
*Phòng triển lãm phong tục dân gian Mạc Hồ: Cụm từ gốc là 民俗展览馆 nên chỉ có năm tiếng
*Những Quy Tắc Chung Dành Cho Bệ/nh Nhân: Cụm từ gốc là “病大守则” nên chỉ có bốn tiếng
Bình luận
Bình luận Facebook