Dưỡng bùa trùng là bí thuật của người Miêu, truyền từ đời này sang đời khác.
Tạ Thời An, một người Trường An chính gốc, đương nhiên chẳng thể hiểu được những uẩn khúc bên trong.
Thế nên ta chẳng hề kiêng dè, thuận miệng bịa chuyện:
"Y thuật và bùa trùng vốn không thể tách rời."
"Ở đây ta có loại bùa trùng khiến nữ nhân vô sinh, có con vừa nuôi xong, cũng có con đã được dưỡng nhiều năm."
"Bùa trùng dưỡng lâu, tính vô cùng bá đạo."
"Ta cần biết thể trạng của nữ nhân đó để hạ bùa trùng cho chuẩn x/á/c."
"Nếu thân thể nàng ta yếu nhược, mà bùa trùng lại quá mạnh, ắt sẽ làm tổn thương đến sức khỏe."
Tạ Thời An bị thuyết phục, sốt sắng ngắt lời ta:
"Tuyệt đối không thể để cô ấy bị thương!"
"Cô ấy sinh năm Giáp Thìn, tháng Ất Hợi, ngày Quý Mùi. Năm nay vừa tròn mười tám, thân thể trước nay rất tốt, có thể xem là khỏe mạnh."
Năm Giáp Thìn, tháng Ất Hợi, ngày Quý Mùi...
Đó là ngày sinh của ta.
Cái bùa trùng này… hắn m/ua về để đối phó với ta ư?!!!
Người Hán rất coi trọng truyền thống, đề cao tam cương ngũ thường, trong ba ta bất hiếu thì không có con nối dõi là ta lớn nhất.
Một nữ nhân nếu không có con, thậm chí ngôi nhà đang ở cũng sẽ bị tộc họ thu lại.
Hơn nữa, mỗi khi chúng ta vui vẻ, chàng ấy thường đặt tay lên bụng ta, ánh mắt đầy khát khao: "Vân Khê, giá như chúng ta có một đứa con thì tốt biết mấy."
"Nếu là con trai, ta sẽ dạy nó học hành tử tế."
"Nếu là con gái, mong rằng nó sẽ thông minh, lanh lợi như nàng."
Những lời nói ấy vẫn như văng vẳng bên tai, khiến ta nghi ngờ rằng có lẽ mình đã nhận nhầm người.
Cho đến khi một bàn tay trắng như ngọc vươn ra trước mặt, trên tay là một chiếc túi màu thiên thanh. Chiếc túi ấy, chính là thứ ta đã tặng Tạ Thời An, trên đó thêu hai khóm trúc Tương phi mà chàng ấy thích nhất.
"Số tiền này, đã đủ chưa?" Từ trong túi rơi ra hai nén bạc, chất lượng tốt, lại còn khắc hoa văn Như ý. Mỗi nén bạc như thế phải tốn đến năm mươi lạng.
Tạ Thời An ngày thường nghèo đến nỗi chẳng có đồng xu dính túi, lấy đâu ra một trăm lạng bạc?
Bình luận
Bình luận Facebook