“Hôm đó con đổ rất nhiều mồ hôi, hẳn là đã uống không ít nước. Vấn đề nằm ở ly nước này.”
Thầy Du chỉ vào cốc nước trước mặt tôi.
“Nhưng... ai lại hạ đ/ộc một đứa trẻ mười tuổi? Mục đích là gì?” Tôi không nhịn được thốt lên. Trong đầu hiện lên hai giả thuyết, cả hai đều đen tối như nhau.
“Nhà con có gây th/ù với ai không?”
Tôi lắc đầu: “Bố mẹ con làm ăn luôn giữ hòa khí, hiếm khi xích mích với ai. Kẻ duy nhất hay gây sự với nhà con đã có chứng cứ ngoại phạm.”
Đang nói thì bên ngoài vang lên tiếng xôn xao. Một cặp vợ chồng hớt hải chạy vào trình báo con mất tích.
“Các đồng chí ơi! Con tôi mới tám tuổi, bị tự kỷ. Chồng tôi dẫn con đi tập phục hồi chức năng thì làm lạc mất con rồi! Xin các đồng chí c/ứu giúp!”
Người phụ nữ nói trong nước mắt, suýt quỳ xuống lạy. Người đàn ông cúi gằm mặt, giọng đầy tự trách nhưng thần sắc lại thoáng nét nhẹ nhõm khó giấu.
Chứng kiến cảnh này, tôi đã hiểu ra phần nào.
Dù mới vào nghề chưa đầy năm nhưng tôi đã tiếp nhận mấy vụ tương tự.
Đa phần là trẻ khuyết tật, gia đình không gánh nổi viện phí hoặc cha mẹ bế tắc sau nhiều năm chật vật nên bỏ rơi con. Họ đến trình báo chỉ để đối phó dư luận.
Dù vậy, tôi vẫn cẩn thận hỏi lại người đàn ông diễn biến vụ việc.
“Lúc đi ngang công viên Bình Hải, con tôi thấy người ta cho hải âu ăn nên đứng khựng lại. Tôi phải đi m/ua thức ăn cho chim, nào ngờ quay lại đã mất con...”
Thời điểm mất tích là 5 giờ chiều, đúng lúc thủy triều lên.
Sau hai tiếng tìm ki/ếm vô vọng, họ mới dám đến trình báo.
Nếu gặp nguy hiểm, sinh mạng đứa trẻ chỉ được tính bằng phút. Nếu bị bọn buôn người bắt, hai tiếng đã đủ để tới bến xe hay nhà ga. Mọi thứ lúc này đã quá muộn.
Dẫu biết vậy, chúng tôi vẫn phải hành động. Thầy Du lập tức phát thông báo tìm người qua mạng xã hội, khoanh vùng b/án kính quanh hiện trường.
Chúng tôi đã dốc hết lực lực: một đội kiểm tra kỹ lưỡng các tuyến giao thông, hai đội c/ứu hộ chuyên nghiệp đi kiểm tra bờ biển. Phần còn lại đành để cho số phận định đoạt.
Bình luận
Bình luận Facebook