17
Năm Tưởng Gia Dục học lớp năm, tôi m a n g t h a i.
Thật ra chuyện có em bé không nằm trong kế hoạch của tôi và Tưởng Khâm Hòa.
Cả hai chúng tôi đều s ợ việc m a n g t h a i sẽ phá vỡ một quy luật không gian nào đó.
Tôi không mặn mà với rủi ro này.
Chúng tôi không nói cho Gia Dục biết chuyện này, quyết định sẽ p h á t h a i.
Nhưng không biết bằng cách nào Gia Dục lại biết chuyện.
Thằng bé nói: "Mẹ ơi, mẹ biết không? Bài học đầu tiên bố dạy cho con, chính là sự chia ly.”
"Nếu vì s ợ chia ly mà không bắt đầu, đó là biểu hiện của kẻ h è n n h á t.”
"Mẹ ơi, con không muốn làm kẻ h è n n h á t, mẹ cũng đừng làm, được không?"
Mười tháng sau, em bé chào đời.
May mắn thay, đó là một bé gái.
Chúng tôi đặt tên là Tưởng Thời Nghi.
Đứa trẻ vốn nghịch ngợm bỗng như trưởng thành chỉ sau một đêm khi Tưởng Thời Nghi chào đời.
Cậu nhóc trở thành một người anh trai yêu chiều em gái hết mực.
Mọi yêu cầu của Tưởng Thời Nghi gần như được đáp ứng đầy đủ.
Năm bé gái ba tuổi, Thời Nghi thích một con búp bê.
Lúc đó tôi nghĩ nhà có quá nhiều đồ chơi nên không m/ua, khiến cô bé g i ậ n d ỗ i khóc lóc.
Về nhà tôi m/ua một chiếc bánh kem nhỏ mới dỗ được.
Mọi người vốn dĩ đã quên chuyện này, vậy mà một tháng sau khi tôi về nhà, bất ngờ thấy Tưởng Thời Nghi đang chơi với một con búp bê lạ trong phòng khách.
"Là anh trai tặng Thời Nghi đó!"
Cô bé ôm con búp bê không chịu buông tay.
Sau đó tôi mới biết, Tưởng Gia Dục thương em gái buồn, nên đã dành dụm tiền ăn sáng nửa tháng để m/ua đồ chơi cho em.
Tôi g i ậ n d ữ: "Tưởng Thời Nghi chắc chắn sẽ bị anh chiều hư đến mức không lấy được chồng!"
Kết quả là Tưởng Gia Dục càng đắc ý hơn.
"Không lấy chồng thì không lấy, anh nuôi em cả đời!"
Nhưng chưa đợi đến khi Tưởng Thời Nghi lớn, Tưởng Gia Dục đã thất hứa.
Bình luận
Bình luận Facebook