"Cái camera giám sát sao lại bị như vậy?"
Ông lão đã ngoài bảy mươi, râu tóc bạc trắng, toàn thân r/un r/ẩy vì phẫn nộ.
Chủ tiệm mì là một người đàn ông trung niên, hai tay dính đầy dầu mỡ đang vò vạt áo, không dám ngẩng mặt nhìn ông cụ.
Bà cụ run run giơ tay định t/át ông ta, bị viên cảnh sát áy náy ngăn lại.
"Mấy ngày nay, camera tự dưng bị hỏng, toàn bộ hình ảnh dữ liệu đều mất hết rồi..."
Chủ tiệm mì núp sau lưng cảnh sát, thò đầu ra nói.
Lục Cảnh nhăn mặt gh/ê t/ởm hắn. Đồng nghiệp cũng kh/inh thường loại người này, nhưng vì nhiệm vụ phải đứng ra bảo vệ cho hắn.
Không có camera nghĩa là thiếu đi bằng chứng then chốt của vụ án. Dường như có tiếng thì thầm báo trước đây mới chỉ là khởi đầu.
Đôi vợ chồng già mặt mày tái mét, siết ch/ặt tay Lục Cảnh, như tìm ki/ếm cây cột chống giữa cơn giông lốc.
"Anh cảnh sát, lũ s/úc si/nh đó sẽ bị trừng ph/ạt thích đáng chứ?"
Lục Cảnh không biết trả lời làm sao, im lặng gật đầu. Chẳng biết đang thuyết phục họ hay tự dối lòng mình.
Nhưng Lục Cảnh không nói, thì cũng có kẻ khác lên tiếng.
Chủ tiệm mì nghiến răng do dự:
"Hai cụ không hiểu thế lực đằng sau bọn chúng quyền thế cỡ nào đâu. Buông bỏ đi. Đằng nào con bé Đồng Đồng cũng mất rồi, các cụ còn sống thì phải lo cho mình đi."
Ai nấy đều biết lời ông ta nói không x/ấu, dù chỉ khuyên can nhưng mọi người vẫn không kìm được ánh mắt phẫn nộ.
Đương nhiên hai cụ sẽ không nghe theo. Họ kiên quyết khiếu nại, dẫu có mất mạng cũng phải đòi công lý cho cháu gái Đồng Đồng.
Mọi chuyện bắt đầu x/ấu đi.
Vật chứng biến mất. Nhân chứng đổi lời.
Chuỗi bằng chứng rành rành dần bị xóa nhòa.
Camera đồng loạt hỏng hóc. Chiếc xe đen b/ắt c/óc Đồng Đồng trở thành đống sắt vụn ở khu ngoại ô.
Những đứa trẻ cùng về nhà với Đồng Đồng bị cha mẹ bắt im miệng, không dám hé răng.
Giáo viên đổi giọng nói Đồng Đồng tự bỏ về, vu oan cho con bé là đứa trẻ hư đốn hay nịnh nọt đàn ông và suốt ngày nói dối.
Trong chớp mắt, dư luận đảo chiều.
Những người từng hô hào đòi công lý giờ bị "sự thật" dắt mũi, bị bọn thủy quân và kẻ ba phải dẫn dụ quay sang ch/ửi bới nạn nhân.
"Trời sinh làm tiểu tiện nhân rồi, không phân tuổi tác."
"Đã bảo đừng vội phán xét, giờ thấy buồn cười chưa?"
"Gh/ê t/ởm thật, may mà ch*t rồi."
Nhiều người trong ngõ cũng nhận được cảnh cáo.
Dân ngõ Hợp Hoan toàn người nghèo khó, mất việc còn hơn trời sập.
Thế là tất cả buộc phải tránh xa hai cụ như né kẻ ăn mày hay bệ/nh nhân truyền nhiễm.
Ánh mắt vừa thương hại vừa bất đắc dĩ.
Đòn cuối cùng giáng xuống là bản án từ phía tòa án.
Tòa phúc thẩm kết luận: hai kẻ chung thân, ba kẻ mười năm tù, số còn lại vô tội.
Trong đó có tên sở hữu những vết tjnh dịch.
Kẻ chủ mưu đầu sỏ lại thoát khỏi vòng lao lý.
Những tên bị kết án khác cũng có thể dùng chiêu "cải tạo tốt" để sớm trở về cuộc sống xa hoa của chúng.
Bàn tay quyền lực khổng lồ xoay chuyển hai cụ như con rối.
Trước đây khi luật sư đe dọa, ông lão không nao núng.
Khi chủ tiệm mì khuyên can, ông vẫn kiên định.
Nhưng giờ đây, những người thân thiết lần lượt bị đe dọa, bị tổn thương, đành xa lánh hai cụ trong bất lực.
Bà lão liên tục nhận được tin nhắn dọa nạt, suýt bị xe tông thành tàn phế trên đường đi chợ, giờ vẫn còn nằm hôn mê trong viện.
Cửa kính nhà bị đ/ập vỡ, sơn đỏ loang lổ, điện thoại réo liên hồi với những lời nhục mạ.
Cảnh sát tích cực xử lý nhưng bắt mấy tên quấy rối cũng vô ích, không động được thế lực đằng sau.
Ông lão sợ, nhưng không cam lòng.
Cả đời sống lương thiện, ông cụ không hiểu tại sao kẻ á/c lại không bị trừng trị.
"Trời cao không có mắt à!" Cụ thốt lên.
Trần Trạch Vĩ là tên đầu sỏ, chỉ kh/inh khỉnh nhìn cụ giống như gã khổng lồ dòm ngó con kiến bò quanh chân mình.
"Con nhỏ đĩ điếm ấy ch*t thì ch*t, còn dám kiện tao?"
"Không chỉ chúng nó, tao sẽ từng chút một ngh/iền n/át mọi người xung quanh ông, để ông khóc lóc quỳ xin tha mạng."
Bình luận
Bình luận Facebook